Close sidebar

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 1

Cúp C1 là gì là câu hỏi đơn giản, nhưng kể cả những người theo dõi giải đấu này thường xuyên nhất cũng chưa chắc đã có thể trả lời được đầy đủ. Đây giải đấu được người hâm mộ bóng đá chờ đón nhất mỗi năm, để được dõi theo những trận cầu hấp dẫn giữa các câu lạc bộ hàng đầu trong khu vực. Nếu chưa hiểu rõ về Cúp C1 cũng như những thông tin xung quanh giải đấu này, hãy cùng bài viết dưới đây của Congdongfifa đi tìm hiểu chi tiết.

Nội dung chính

Cúp C1 là gì?

Cúp C1 Châu Âu có tên tiếng Anh là UEFA Champions League, là giải đấu thường niên do Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) tổ chức cho các câu lạc bộ hàng đầu trong châu lục này để tìm ra nhà vô địch. Đây là một trong những giải đấu bóng đá uy tín nhất trên thế giới và là giải đấu uy tín nhất cấp câu lạc bộ ở Châu Âu. Đối tượng tham gia sẽ là những đội bóng đứng đầu bảng xếp hạng mùa trước của các giải vô địch quốc gia.

Tổng quan giải bóng đá Cúp C1 Châu Âu (UEFA Champions League)

Cơ quan tổ chức Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA)
Năm thành lập Năm 1955 (thay đổi thương hiệu vào năm 1992)
Khu vực Châu Âu
Số câu lạc bộ tham gia 32 (trong vòng bảng)

79 (tổng cộng cả vòng loại)

Vô địch sẽ được tham gia Siêu cúp Châu Âu (UEFA Super Cup)

Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ (FIFA Club World Cup)

Giải đấu có liên quan UEFA Europa League (giải đấu hạng 2)

UEFA Europa Conference League (giải đấu hạng 3)

Đương kim vô địch Liverpool (mùa bóng 2018-2019)
Đội bóng thành công nhất Arsenal (13 chức vô địch)
Trang web https://www.uefa.com/uefachampionsleague/

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 2

Cúp C1 chỉ mang tên là Champions League như hiện tại bắt đầu từ năm 1992

Ban đầu, khi ra đời vào năm 1955, UEFA Champions League có tên là European Champion Clubs’ Cup (Cúp Các câu lạc bộ Vô địch Châu Âu) và thi đấu chỉ với thể thức loại trực tiếp, cũng chỉ dành cho những đội bóng vô địch ở các giải quốc nội. Giải đấu này đổi thành Champions League vào năm 1992 và thêm vòng đấu bảng vào thể thức thi đấu. Đối tượng tham gia cũng được mở rộng thành các đội bóng đứng đầu của mỗi giải vô địch quốc gia chứ không chỉ duy nhất đội vô địch nữa.

Cúp C1 đã dần mở rộng thêm kể từ đó, và hầu hết các giải vô địch quốc gia đều có thể tham dự, đối với những giải hàng đầu châu lục sẽ có tới 4 suất tham dự. Các câu lạc bộ không đủ điều kiện tham dự C1 Champions League sẽ có thể tham dự giải đấu cấp thấp hơn là UEFA Europa League (thường được gọi là Cúp C2). Kể từ năm 2021, các câu lạc bộ không đủ điều kiện tham dự Europa League sẽ có thể tham dự giải đấu cấp thấp hơn nữa mới được thành lập mang tên là UEFA Europa Conference League.

Lịch sử Cúp C1 (Champions League)

Các giải đấu dành cho các câu lạc bộ tới từ các nước trong khu vực Châu Âu đã bắt nguồn từ năm 1897. Giải đấu Challenge Cup đã được thành lập để các câu lạc bộ của Đế quốc Áo-Hung thi đấu với nhau, khi bình thường họ không có cơ hội được gặp nhau. Giải đấu này diễn ra cho đến năm 1911, và nhà vô địch cuối cùng, câu lạc bộ Wiener Sportclub, vẫn được giữ lại chiếc cúp. Trong khi đó, các câu lạc bộ của Anh và Scotland cũng đã tham dự giải đấu Football World Championship để thi đấu với nhau. Vào năm 1909 và 1911 tại Torino, Ý, Cúp Sir Thomas Lipton đã được tổ chức dành cho các câu lạc bộ từ Ý, Đức, Thụy Sĩ và Anh.

Challenge Cup được coi là tiền thân của Mitropa Cup, giải đấu dành cho các câu lạc bộ Châu Âu thực sự đầu tiên. Giải đấu này được tổ chức sau sự sụp đổ của Đế quốc Áo-Hung sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào thời điểm đó, các quốc gia ở Trung Âu đã bắt đầu tổ chức các giải đấu quốc nội chuyên nghiệp. Điều này đặt ra sự cần thiết phải tổ chức một giải đấu cho các câu lạc bộ quốc tế nhằm hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp mới. Mitropa Cup được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1927.

Câu lạc bộ Servette của Thụy Sĩ đã nỗ lực để tạo ra một giải đấu cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia châu Âu vào năm 1930. Giải đấu mang tên “Coupe des Nations” này đã đạt được thành công lớn và có sự góp mặt của 10 nhà vô địch tới từ 10 quốc gia mạnh về bóng đá tại châu Âu thời điểm đó. Đội bóng giành được cúp là câu lạc bộ Újpest của Hungary. Dù đạt được thành công lớn nhưng giải đấu này lại không bao giờ được tổ chức lại, do những vấn đề về tài chính.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mitropa Cup sụt giảm về vị thế đã dẫn đến việc thành lập một giải đấu mới mang tên là Latin Cup, dành cho các câu lạc bộ tới từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Giải đấu này được tổ chức như một giải đấu nhỏ vào cuối mỗi mùa, có sự góp mặt của các nhà vô địch giải đấu quốc nội của mỗi quốc gia trên.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 3

“Cha đẻ” của Cúp C1 chính là hai nhà báo người Pháp, ông Jacques Ferran và ông Gabriel Hanot

Trên đất Nam Mỹ, Campeonato Sudamericano de Campeones, hay “Giải bóng đá Các câu lạc bộ vô địch Nam Mỹ”, đã được tổ chức vào năm 1948 sau nhiều năm cân nhắc và trở thành tiền thân của Copa Libertadores ngày nay. Tại thời điểm đó, nhà báo người Pháp Jacques Ferran đã có mặt ở Santiago, Chile, để đưa tin về giải vô địch này cho tờ L’Equipe. Quay trở lại Pháp với niềm say mê về một giải vô địch dành cho câu lạc bộ ở châu lục mình, ông Ferran đã trình bày ý tưởng đó với tòa báo của mình. Ông Gabriel Hanot, biên tập viên của L’Equipe đã ngay lập tức bắt đầu đề xuất với UEFA. Vào thời điểm đó, UEFA chỉ tổ chức giải vô địch cấp châu lục dành cho các đội tuyển quốc gia).

Tài liệu của UEFA về lịch sử European Cup (Cúp vô địch Châu Âu) xác nhận rằng ông Jacques Ferran và Gabriel Hanot của tờ báo thể thao L’Equipe chính là cha đẻ của Cúp châu Âu. Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình thể thao của Brazil tên là Globo Esporte, phát sóng vào ngày 10 tháng 5 năm 2015, ông Jacques Ferran cho biết rằng chính Giải bóng đá Các câu lạc bộ vô địch Nam Mỹ là nguồn cảm hứng để tạo ra European Cup. Ông cho biết: “Sao Châu Âu có thể vượt lên trên phần còn lại của thế giới nếu như không thể tổ chức được một giải đấu tương tự với của Nam Mỹ? Chúng ta cần phải làm theo tấm gương đó.”

Mùa hè năm 1953, câu lạc bộ ​​Wolverhampton Wanderers của Anh đã chơi một trận giao hữu với đội hình tiêu biểu của Nam Phi và giành chiến thắng, khởi đầu cho một loạt những chiến thắng đáng chú ý trong những tháng tiếp theo. Wolverhampton Wanderers đã chơi một loạt các trận giao hữu với các đối thủ nước ngoài như Racing Club của Argentina, Spartak Moscow của Liên Xô, sau đó gặp Honvéd của Hungary trong một trận đấu được truyền hình trực tiếp trên kênh BBC.

Câu lạc bộ Honvéd khi đó sở hữu trong đội hình rất nhiều tuyển thủ quốc gia Hungary, tuy nhiên, Wolverhampton Wanderers đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2. Ông Stan Cullis, huấn luyện viên của Wolverhampton và báo chí Anh đã tuyên bố họ là “Nhà vô địch của thế giới”. Điều này đã trở thành sự thúc đẩy cuối cùng dành cho ông Grabriel Hanot, người từ lâu đã vận động tổ chức một giải đấu dành cho câu lạc bộ toàn châu Âu để xác định xem đâu là đội bóng giỏi nhất lục địa.

Ông Hanot đã đưa ra đề xuất rằng: “Trước khi tuyên bố rằng Wolverhampton là đội bóng bất khả chiến bại, chúng ta hãy để họ đến Moscow và Budapest. Và còn có những câu lạc bộ nổi tiếng trên thế giới khác như AC Milan và Real Madrid cũng có thể được đưa ra. Một giải vô địch thế giới dành cho các câu lạc bộ, hoặc ít nhất là ở cấp độ châu Âu – lớn hơn, ý nghĩa hơn và uy tín hơn so với Mitropa Cup và độc đáo hơn giải đấu dành cho các đội tuyển quốc gia – nên được tổ chức”.

Đề xuất này được đưa ra trước Đại hội của UEFA diễn ra vào tháng 3 năm 1955. Tháng 4 năm đó, UEFA đã chấp thuận đề xuất này và tổ chức European Cup lần đầu tiên vào mùa giải tiếp theo.

European Cup lần đầu diễn ra trong mùa giải 1955-1956, với sự tham gia của 16 câu lạc bộ (có một số câu lạc bộ được mời): Milan (Ý), AGF Aarhus (Đan Mạch), Anderlecht (Bỉ), Djurgården (Thụy Điển), Gwardia Warszawa (Ba Lan), Hibernian (Scotland), Partizan (Nam Tư), PSV Eindhoven (Hà Lan), Rapid Wien (Áo), Real Madrid (Tây Ban Nha), Rot-Weiss Essen (Tây Đức), Saarbrücken (Saar), Servette (Thụy Sĩ), Sporting CP (Bồ Đào Nha), Stade de Reims (Pháp) và Vörös lobogó (Hungary).

Trận đấu đầu tiên của European Cup diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1955 giữa Sporting CP và Partizan và kết thúc với tỷ số hòa 3-3. Bàn thắng đầu tiên trong lịch sử European Cup do João Baptista Martins của Sporting CP ghi. Trận Chung kết đầu tiên trong lịch sử đã diễn ra tại Sân Công viên Các hoàng tử (Parc des Princes) giữa Stade de Reims và Real Madrid. Đại diện tới từ Tây Ban Nha đã ngược dòng để giành chiến thắng 4-3 nhờ các bàn thắng của Alfredo Di Stéfano và Marquitos, cùng một cú đúp của Héctor Rial.

Nhạc hiệu Cúp C1 là gì?

Người hâm mộ thường xuyên theo dõi UEFA Champion League chắc chắn không còn lạ gì với đoạn nhạc hiệu “bắt tai” này. Tuy chỉ xuất hiện rất ngắn, rất đơn giản trên truyền hình nhưng đoạn nhạc hiệu này mang lại cảm giác hào hùng và “nổi da gà” trước mỗi trận đấu.

Nhạc hiệu Cúp C1 có tựa đề chỉ đơn giản là “Champions League”, do Tony Britten sáng tác, và là bản chuyển thể từ bài hát có âm hưởng đăng quang mang tên “Zadok the Priest” của nhà soạn nhạc George Frideric Handel sáng tác vào năm 1727. Vào năm 1992, UEFA đã ủy nhiệm cho ông Britten soạn ra một bản nhạc hiệu. Tác phẩm được Dàn nhạc Hoàng gia Philharmonic của London trình diễn và do Học viện St. Martin in the Field trình bày. Trang web chính thức của UEFA tuyên bố rằng, bản nhạc hiệu đã khiến trái tim của nhiều cầu thủ bóng đá hàng đầu thế giới phải bùng nổ.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 4

Các phiên bản nhạc hiệu của Cúp C1

Điệp khúc của nhạc hiệu Champions League có 3 ngôn ngữ chính thức được UEFA sử dụng là tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp. Khoảnh khắc cao trào được đặt thành câu cảm thán: “Die Meister! Die Besten! Les Grandes Équipes! The Champions!”. Đoạn điệp khúc của nhạc hiệu này được phát trước mỗi trận đấu của UEFA Champions League khi hai đội đang đứng xếp hàng, cũng như ở đầu và cuối chương trình phát sóng các trận đấu trên truyền hình. Ngoài bản nhạc hiệu còn có nhạc dẫn, bao gồm các phần của bài nhạc hiệu, được phát khi các đội bước vào sân. Bản nhạc hiệu hoàn chỉnh dài khoảng 3 phút, bao gồm có hai đoạn ngắn và đoạn điệp khúc.

Các phiên bản đặc biệt với lời hát đã được trình diễn trực tiếp tại Chung kết Champions League với phẩn lời bài hát bằng các ngôn ngữ khác, điệp khúc được thay đổi sang ngôn ngữ của quốc gia chủ nhà tổ chức trận Chung kết. Các phiên bản này do các ca sĩ sau trình bày: Andrea Bocelli (tiếng Ý) (Rome 2009, Milan 2016 và Cardiff 2017), Juan Diego Flores (Tây Ban Nha) (Madrid 2010), nhóm All Angels (Wembley 2011), Jonas Kaufmann và David Garrett (Munich 2012), và Mariza (Lisbon 2014).

Trong trận Chung kết năm 2013 tại sân vận động Wembley, đoạn điệp khúc đã được chơi hai lần. Trong trận chung kết 2018 và 2019, lần lượt được tổ chức tại Kiev và Madrid, phiên bản nhạc cụ hòa tấu của đoạn điệp khúc đã được chơi, do nhóm 2Cellos (2018) và nhóm Asturia Girls (2019) trình bày. Bài nhạc hiệu này đã được phát hành thương mại bằng phiên bản gốc trên iTunes và Spotify với tiêu đề là Nhạc chủ đề Champions League. Vào năm 2018, nhà soạn nhạc Hans Zimmer đã phối lại giai điệu của bản nhạc hiệu với rapper Vince Staples cho game FIFA 19 của EA Sports.

Những nội dung liên quan:

Bài viết có thể bạn quan tâm

  • Các thông tin nổi bật về giải bóng đá UEFA Europa League chi tiết.
  • CUP FA là gì? Những thông tin chi tiết về giải đấu The Emirates FA CUP.

Thể thức thi đấu Cúp C1 Champion League

Kể từ khi đổi tên thương hiệu thành Champions League vào năm 1992, giải đấu này tiến hành thêm vòng đấu bảng rồi mới tới vòng loại trực tiếp. Do chỉ có 32 đội tham dự vòng đấu bảng nên chắc chắn Cúp C1 cũng phải trải qua vòng loại đầy cam go. Vậy thể thức thi đấu Cúp C1 là gì?

Vòng loại Champion League

Kể từ mùa giải 2009-2010, điều kiện để vào được vòng đấu bảng sẽ được chia thành hai luồng cụ thể đối với những đội không được vào thẳng vòng bảng (đội mặc định được vào thẳng bất kể vị trí ở giải quốc nội chính là các đội vô địch Champion League C1 và vô địch Europa League mùa trước). Luồng thứ nhất dành cho các đội vô địch ở các giải đấu quốc nội, còn luồng thứ hai dành cho các đội xếp hạng 2, 3 và 4 ở các giải đấu quốc nội.

Số lượng đội bóng được tham dự Cúp C1 mỗi mỗi quốc gia được xét dựa trên hệ số UEFA của các hiệp hội thành viên. Các hệ số này được xét dựa trên thành tích thi đấu của các câu lạc bộ đại diện cho quốc gia đó trong 5 mùa giải Champions League và Europa League gần nhất. Hệ số này càng cao thì quốc gia đó càng có nhiều đội đại diện thi đấu ở Champions League và phải thi đấu ít vòng đấu loại hơn.

4 trong số 6 vị trí tham dự vòng bảng còn lại sẽ dành cho các đội chiến thắng trong một vòng loại kéo dài 6 vòng đấu giữa 43 hoặc 44 đội bóng vô địch quốc gia còn lại. Những đội vô địch C1 từ các quốc gia có hệ số cao hơn sẽ không phải thi đấu ngay từ những vòng loại đầu tiên mà có thể bắt đầu từ những vòng đấu sau đó.

Hai suất còn lại sẽ được dành cho những đội chiến thắng trong một vòng loại kéo dài 3 vòng giữa 11 câu lạc bộ xếp thứ 2 hoặc thứ 3 từ các giải quốc nội có hệ số xếp hạng từ 5 đến 15.

Ngoài các tiêu chí về thể thao, bất kỳ câu lạc bộ nào cũng phải được Liên đoàn bóng đá quốc gia mình cấp phép tham dự Champions League. Để có được giấy phép, câu lạc bộ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về sân vận động, cơ sở hạ tầng và tài chính.

Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2008, không có sự khác biệt nào giữa các câu lạc bộ vô địch và không về quyền tham dự. 16 đội bóng xếp những hạng cao nhất của các giải đấu quốc nội lớn nhất sẽ đủ điều kiện để trực tiếp lọt vào vòng bảng. Trước đó, đã có 3 vòng sơ loại với thể thức loại trực tiếp được áp lục để lựa chọn ra 16 đội đó, và các đội cũng bắt đầu thi đấu từ các vòng khác nhau.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 5

Mỗi một quốc gia sẽ có tối đa là 5 đại diện được tham dự UEFA Champions League

Đã từng có trường hợp ngoại lệ xảy ra vào năm 2005 với quyền tham dự Cúp C1. Liverpool là đội bóng vô địch Champions League mùa trước nhưng lại không lọt được vào top 4 (vị trí đủ điều kiện dự Champions League) tại Premier League. UEFA đã đặc cách cho Liverpool quyền được tham dự Champions League, khiến nước Anh năm đó có được 5 đội bóng tham dự. UEFA sau đó đã ban hành quy định đặc biệt rằng các đội bóng vô địch mùa trước sẽ được quyền tham gia giải đấu mùa sau, bất kể vị trí của họ trong giải đấu quốc nội có là thế nào.

Tuy nhiên, đối với những giải đấu có 4 suất tham dự Champions League, điều này lại đồng nghĩa với việc nếu đội bóng vô địch Champions League nằm ngoài 4 vị trí đứng đầu của giải quốc nội thì đội xếp hạng 4 sẽ lại bị mất quyền tham dự. Cho đến mùa giải 2015-2016, không có quốc gia nào có thể có nhiều hơn 4 đại diện tham gia Champions League. Vào tháng 5 năm 2012, Tottenham Hotspur đã xếp hạng 4 tại Premier League mùa giải 2011-2012, trong khi Chelsea chỉ xếp hạng 6. Tuy nhiên, do đã vô địch Champions League 2012 nên Chelsea được quyền tham dự Champions League, còn Tottenham đã bị đưa xuống chơi ở UEFA Europa League.

Vào tháng 5 năm 2013, UEFA đã ban hành quyết định rằng bắt đầu từ mùa giải 2015-2016, đội bóng vô địch UEFA Europa League mùa trước sẽ đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League, ít nhất là được đá vòng play-off và bước vào vòng bảng nếu không có đội bóng nào tham dự bằng điều kiện dành cho đội bóng vô địch Champions League. Giới hạn tối đa trước đó của một quốc gia là 4 thì giờ đã tăng lên 5. Với giới hạn này sẽ gần như không còn điều đáng tiếc như trường hợp của Tottenham nói trên nữa. Lúc này, đội đứng thứ 4 ở giải quốc nội sẽ chỉ bị đưa xuống chơi ở Europa League nếu cả đội vô địch Champions League và Europa League đều là đại diện của quốc gia đó và cả hai đội này đều không lọt được vào top 4 của giải quốc nội.

Vòng bảng Champion League

Cúp C1 được bắt đầu với vòng bảng gồm 32 đội, được chia thành 8 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Khi bốc thăm chia bảng, Ban Tổ chức sẽ phân các đội ra thành các nhóm hạt giống, ngoài ra, các đội tới từ cùng một quốc gia sẽ không được nằm cùng bảng đấu với nhau. Vòng bảng diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12.

Vòng bảng sẽ diễn ra theo thể thức vòng tròn 2 lượt, mỗi đội sẽ thi đấu 6 trận, gặp 3 đội còn lại ở sân nhà và sân khách. Đội đầu bảng và nhì bảng từ mỗi bảng sẽ được đi tiếp vào vòng loại trực tiếp, còn đội xếp thứ 3 từ mỗi bảng được xuống chơi ở UEFA Europa League. Đội cuối bảng sẽ chính thức bị loại. Tổng cộng sẽ có 16 đội được bước vào vòng loại trực tiếp Cúp C1.

Vòng loại trực tiếp Champion League

8 đội đầu bảng và 8 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng loại trực tiếp. Các đội đầu bảng sẽ bốc thăm để gặp các đội nhì bảng trong vòng 16 đội, các đội tới từ cùng một quốc gia vẫn sẽ không phải gặp nhau. Từ vòng Tứ kết trở đi thì việc bốc thăm hoàn toàn ngẫu nhiên và các đội tới từ cùng một quốc gia cũng có thể gặp nhau.

Vòng loại trực tiếp diễn ra lượt đi và lượt về, ngoại trừ trận Chung kết. Ở vòng đấu này sử dụng luật bàn thắng sân khách đối với những trận đấu có kết quả hòa, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn ở của đối phương sẽ là đội được đi tiếp.

Trận Chung kết thường được tổ chức vào hai tuần cuối tháng 5 hoặc vào những ngày đầu tháng 6.

Cách phân bổ các đội bóng được quyền tham dự Cúp C1

Các đội bóng được tham dự Champions League sẽ được phân bổ vào các vòng như sau:

Đội được xếp thẳng vào vòng thi đấu Đội được thi đấu do đã vượt qua vòng trước
Vòng sơ loại 4 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 52-55
Vòng loại thứ nhất

(34 đội)

33 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 18-51 (trừ Liechtenstein) 1 đội vượt qua vòng sơ loại
Vòng loại thứ hai

(26 đội)

Nhóm những đội vô địch

(20 đội)

3 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 15-17 17 đội chiến thắng từ vòng loại thứ nhất
Nhóm những đội không vô địch

(6 đội)

6 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 10-15
Vòng loại thứ ba Nhóm những đội vô địch

(12 đội)

2 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 13-14 10 đội chiến thắng từ vòng loại thứ hai nhóm vô địch
Nhóm những đội không vô địch

(8 đội)

· 3 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 7–9

· 2 đội đứng thứ ba từ quốc gia xếp hạng 5-6

3 đội chiến thắng từ vòng loại thứ 2 nhóm không vô địch
Vòng play-off Nhóm những đội vô địch

(8 đội)

2 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 11-12 6 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội vô địch
Nhóm những đội không vô địch

(4 đội)

4 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội không vô địch
Vòng bảng

(32 đội – chia làm tám bảng đấu)

· 10 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 1-10

· 6 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 1-6

· 4 đội đứng thứ ba từ các quốc gia xếp hạng 1-4

· 4 đội đứng thứ tư từ các quốc gia xếp hạng 1-4

· Đương kim vô địch UEFA Champions League

· Đương kim vô địch UEFA Europa League

· 4 đội chiến thắng từ vòng play-off trong nhóm những đội vô địch

· 2 đội chiến thắng từ vòng play-off trong nhóm những đội không vô địch

Vòng knock-out

(16 đội)

· 8 đội nhất bảng trong 8 bảng đấu

· 8 đội nhì bảng trong 8 bảng đấu

Danh sách trên sẽ được thay đổi nếu đương kim vô địch Champions League và/hoặc Europa League đã có đủ điều kiện tham gia giải đấu thông qua các giải đấu quốc nội.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 6

Chelsea do vô địch Cúp C1 năm 2012 nên dù chỉ xếp hạng 6 ở Premier League nhưng vẫn có thể tham dự C1 mùa sau

Nếu đội vô địch Champions League đã đủ điều kiện tham dự vòng bảng qua giải đấu quốc nội, đội vô địch của quốc gia xếp hạng 11 (trong mùa giải 2019-2020 là nước Áo) sẽ được lọt vào vòng đấu bảng, và các đội vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được thăng hạng theo.

Nếu đội vô địch Europa League đã đủ điều kiện tham gia vòng bảng qua giải đấu quốc nội, đội bóng xếp thứ 3 của quốc gia xếp hạng 5 (Pháp) sẽ bước vào vòng bảng, và những đội không phải là vô địch của các quốc gia được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được thăng hạng theo.

Nếu đội vô địch Champions League và/hoặc Europa League không đủ điều kiện tham dự vòng bảng thông qua giải đấu quốc nội thì vị trí của họ trong vòng bảng sẽ được bỏ trống, và các đội của các quốc gia được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước sẽ được thăng hạng theo.

Một quốc gia có thể có tối đa 5 đại diện trong vòng bảng. Do đó, nếu cả đội giữ danh hiệu Champions League và Europa League đều đến từ cùng một quốc gia, đội đứng thứ 4 của giải đấu quốc nội sẽ không thi đấu ở Champions League mà phải xuống thi đấu tại Europa League.

Liechtenstein không có giải vô địch quốc gia mà chỉ có Cúp quốc gia nên chỉ được tham dự Europa League.

Những thay đổi về thể thức thi đấu Cúp C1 qua các năm

Thể thức của C1 Champions League đã có nhiều thay đổi đáng kể qua quá trình phát triển, trong đó đáng chú ý là việc áp dụng vòng bảng bắt đầu vào năm 1991 và việc một quốc gia có nhiều đại diện vào năm 1998. Sau đây tóm tắt sự thay đổi về thể thức qua các năm:

  • 1955-1991: Thể thức vòng loại trực tiếp, mỗi quốc gia có một đại diện (đội vô địch), cộng thêm đội đương kim vô địch C1.
  • 1955: Một số quốc gia có đại diện tham dự không phải là đội vô địch giải quốc nội.
  • 1956- 1959: Đôi xếp thứ 2 ở giải quốc nội sẽ được quyền tham dự nếu đội xếp thứ nhất chính là đội đương kim vô địch.
  • 1991-1993: Có 3 vòng loại với thể thức loại trực tiếp rồi tới vòng bảng. Vòng bảng gồm có 2 bảng, hai đội nhất bảng sẽ gặp nhau ở trận Chung kết. Mỗi quốc gia có một đại diện (đội vô địch), cộng thêm đội đương kim vô địch Cúp C1.
  • 1993-1994: Thêm vòng Bán kết vào sau vòng bảng.
  • 1994-1997: Có một vòng loại với thể thức loại trực tiếp rồi tới vòng bảng. Vòng bảng gồm có 4 bảng , 4 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng loại trực tiếp. Mỗi quốc gia có một đại diện (đội vô địch), cộng thêm đội đương kim vô địch C1 Champions League.
  • 1997-1999: Có một vòng loại với thể thức loại trực tiếp rồi tới vòng bảng. Vòng bảng gồm có 6 bảng , 6 đội nhất bảng và 2 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng loại trực tiếp. Mỗi quốc gia có tối đa là 2 đại diện.
  • 1999-2003: Có 3 vòng loại với thể thức loại trực tiếp rồi tới vòng bảng. Vòng bảng thứ nhất gồm có 8 bảng, 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng bảng thứ hai. Vòng bảng thứ hai có 4 bảng, 4 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng loại trực tiếp. Mỗi quốc gia có tối đa là 4 đại diện.
  • Kể từ năm 2003: Có 3 vòng loại với thể thức loại trực tiếp rồi tới vòng bảng. Vòng bảng gồm có 8 bảng, 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng loại trực tiếp. Mỗi quốc gia có tối đa là 4 đại diện.
  • Kể từ năm 2009: UEFA đưa vào áp dụng vòng play-off trong vòng loại Europa League và Champions League.

Trước năm 1970, các trận đấu có kết quả hòa sẽ phải giải quyết bằng đá play-off và nếu vẫn hòa thì là cả tung đồng xu. Kể từ sau đó, luật bàn thắng sân khách đã được áp dụng, nếu vẫn hòa thì sẽ bước tới hiệp phụ và đá luân lưu. Cho tới cuối những năm 1970, trận Chung kết nếu có kết quả hòa sẽ vẫn phải đá lại.

Xem ngay: Tỉ lệ kèo Champion League, soi kèo Cúp C1 chuẩn xác mới nhất theo từng trận đấu

Trọng tài của giải đấu C1 UEFA Champions League

Trọng tài của UEFA được chia thành 5 loại dựa trên kinh nghiệm cầm còi. Một trọng tài ban đầu sẽ được xếp vào Loại 4, ngoại trừ các trọng tài đến từ Pháp, Đức, Anh, Ý hoặc Tây Ban Nha. Các trọng tài từ 5 quốc gia này thường đã quá quen với các trận đấu chuyên nghiệp hàng đầu nên sẽ được xếp trực tiếp vào Loại 3. Sau mỗi trận đấu, cách cầm còi của các trọng tài sẽ được quan sát và đánh giá. Trong mỗi một mùa, xếp loại của trọng tài có thể được thay đổi 2 lần, nhưng trọng tài không thể được thăng hạng trực tiếp từ Loại 3 lên Loại ưu tú.

Ủy ban Trọng tài UEFA chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài cho các trận đấu. Các trọng tài được chỉ định dựa trên các trận đấu, cách cầm còi và mức độ thể lực trước đó. Để ngăn chặn sự thiên vị, Champions League cũng tính đến quốc tịch của trọng tài. Trọng tài sẽ không thể cùng quốc tịch với bất cứ câu lạc bộ nào trong bảng của trận đấu mà mình bắt. Việc chỉ định trọng tài sẽ được gửi đến Ủy ban Trọng tài UEFA để thảo luận hoặc sửa đổi. Sau khi có sự đồng thuận, tên của trọng tài được chỉ định sẽ được giữ bí mật cho đến khi trước trận đấu 2 ngày, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của công chúng.

Kể từ năm 1990, một trọng tài quốc tế của UEFA sẽ không thể vượt quá 45 tuổi. Sau khi bước sang tuổi 45, trọng tài đó sẽ phải từ chức vào cuối mùa giải. Giới hạn độ tuổi được đặt ra để đảm bảo mức độ thể lực cần thiết để bắt những trận bóng chuyên nghiệp. Hiện nay, các trọng tài của Champions League được yêu cầu phải vượt qua bài kiểm tra thể lực để thậm chí còn được xem xét ở cấp độ quốc tế.

Giải thưởng vô địch Champions League

Giải thưởng dành cho các đội vô địch Cúp C1 là gì? Đội vô địch Cúp C1 sẽ không chỉ được nhận cúp và huy chương mà còn có khoản tiền thưởng lớn.

Cúp và huy chương của Champion League

Mỗi năm, đội vô địch Champions League sẽ được trao chiếc Cúp vô địch châu Âu. Phiên bản hiện tại của chiếc cúp này đã được sử dụng từ năm 1967. Từ mùa giải 1968-1969 cho tới mùa giải 2008-2009, bất cứ đội bóng nào giành được chức vô địch Champions League 3 năm liên tiếp hoặc tổng cộng 5 lần đều sẽ được giữ chiếc cúp vĩnh viễn.

Mỗi khi có một câu lạc bộ đạt được thành tích trên thì một chiếc cúp chính thức mới phải được chế tạo để sử dụng cho mùa giải tiếp theo. Hiện chỉ có 5 câu lạc bộ được sở hữu một phiên bản của chiếc cúp chính thức, đó là Real Madrid, Ajax, Bayern Munich, Milan và Liverpool. Kể từ năm 2008, chiếc cúp chính thức sẽ vẫn do UEFA giữ, và các câu lạc bộ đạt được thành tích kể trên sẽ chỉ được trao một bản sao.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 7

Hình ảnh chiếc cúp C1 dành cho đội vô địch Champion League

Chiếc cúp C1 hiện tại có chiều cao là 74 cm và được làm bằng bạc, có trọng lượng là 11 kg. Nó do Jörg Stadelmann, một thợ kim hoàn từ Bern, Thụy Sĩ, thiết kế sau khi bản gốc được trao cho Real Madrid vào năm 1966 để công nhận việc họ giành được 6 chức vô địch. Chi phí chế tạo chiếc cúp là 10.000 franc Thụy Sĩ.

Tính đến mùa giải 2012-2013, sẽ có 40 huy chương vàng được trao cho đội vô địch Champions League và 40 huy chương bạc cho đội á quân.

Tiền thưởng giải Champion League

Tính đến mùa giải 2019-2020, mức tiền thưởng cố định cho các câu lạc bộ tham dự Cúp C1 sẽ ở mức như sau:

  • Vòng sơ loại: 230.000 euro
  • Vòng loại thứ nhất: 280.000 euro
  • Vòng loại thứ hai: 380.000 euro
  • Vòng loại thứ ba: 480.000 euro (Chỉ dành cho các câu lạc bộ bị loại khỏi Nhóm các đội vô địch, vì các câu lạc bộ bị loại khỏi Nhóm các đội không vô địch có thể tham dự trực tiếp vòng bảng Europa League và không thể hưởng lợi thêm)
  • Tiền thưởng chung cho mỗi đội vòng bảng: 15.250.000 euro
  • Mỗi trận thắng trong vòng bảng: 2.700.000 euro
  • Mỗi trận hòa trong vòng bảng: 900.000 euro
  • Vòng 16 đội: 9.500.000 euro
  • Vòng Tứ kết: 10.000.000 euro
  • Bán kết: 12.000.000 euro
  • Á quân: 15.000.000 euro
  • Đội vô địch: 19.000.000 euro

Như vậy có nghĩa là một câu lạc bộ nếu thi đấu cực kỳ tốt và giành chức vô địch có thể kiếm được tới 82.450.000 euro tiền thưởng theo cấu trúc này, chưa tính phần nhận được từ các vòng đấu loại, vòng play-off hoặc nhóm thị trường.

Phần lớn doanh thu được chia từ Cúp C1 được liên kết với “nhóm thị trường”, và được xác định bởi giá trị của thị trường truyền hình ở mỗi quốc gia. Trong mùa giải 2014-2015, á quân UEFA Champions League là Juventus đã kiếm được gần 89,1 triệu euro, trong đó có 30,9 triệu euro là tiền thưởng, trong khi đó đội vô địch là Barcelona chỉ kiếm được có 61,0 triệu euro, trong đó có 36,4 triệu euro tiền thưởng.

Lời nguyền của Cúp C1 Châu Âu

Trước đây, UEFA Champions League tồn tại một lời nguyền khó giải khiến bao câu lạc bộ lớn phải ám ảnh. Vậy lời nguyền Cúp C1 là gì mà khiến nhiều đội bóng e sợ đến vậy? Trong thời kỳ đầu kể từ sau khi ra đời, đã có rất nhiều câu lạc bộ bảo vệ thành công chức vô địch của mình, không chỉ một mà rất nhiều lần liên tiếp. Tuy nhiên, kể từ khi Cúp C1 đổi tên thương hiệu thành Champions League, không một đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch của mình, dù là trong giai đoạn thi đấu thành công nhất.

Có thể kể đến Real Madrid với đội hình đầy tài năng trong giai đoạn cuối những năm 1990, đầu năm 2000. Họ đã giành chức vô địch mùa bóng 1997-1998 và 1999-2000, nhưng lại bị “chen vào giữa” bằng chức vô địch lịch sử mùa bóng 1998-1999 của Manchester United. Hay như Barcelona hùng mạnh giai đoạn 2008-2012 với lối đá tiki taka khiến cả Châu Âu phải khiếp sợ cũng không thể vượt qua được lời nguyền này. Họ lên ngôi sau khi đánh bại cùng một đối thủ Manchester United trong mùa giải 2008-2009 và 2010-2011 nhưng tiếp tục bị gián đoạn bằng chức vô địch đầy bất ngờ của Inter Milan do José Mourinho dẫn dắt.

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 8

Real Madrid là đội bóng đã “phá sâu” lời nguyền dai dẳng của Cúp C1

Phải đến thời gian gần đây, Real Madrid mới có thể hóa giải được lời nguyền kéo dài dai dẳng hơn 20 năm này. Lịch sử vô địch Champions League đã gọi tên Kền kền trắng vào năm 2017, khi họ đã bảo vệ thành công chức vô địch Cúp C1 của mình bằng đội hình quá mạnh so với phần còn lại của Châu Âu. Không chỉ vậy, họ còn “phá sâu” lời nguyền bằng cách giành thêm một chức vô địch nữa, tổng cộng là 3 năm lên ngôi liên tiếp và các mùa 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018.

GỢI Ý

Nếu bạn là người yêu thích bộ môn thể thao vua và đam mê cá cược bóng đá, đón đọc danh sách các TRANG CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ UY TÍN NHẤT VIỆT NAM hiện nay!

Các con số thống kê về UEFA Champions League

Trong suốt quá trình phát triển của Champions League, đã có rất nhiều các đội bóng vô địch Cúp C1, rất nhiều danh thủ lập nên nhiều thành tích vang dội, cũng như nhiều trận cầu đáng nhớ đã đi vào lịch sử. Hãy cùng điểm lại những đội vô địch C1 và các con số thống kê thú vị nhất về giải đấu này.

Danh sách các đội bóng vô địch C1 qua các năm

Dưới đây là lịch sử vô địch C1 của các đội bóng tại giải đấu danh giá nhất cấp câu lạc bộ ở Châu Âu:

Câu lạc bộ Vô địch Á quân Năm vô địch Năm á quân
Real Madrid 13 3 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016, 2017, 2018 1962, 1964, 1981
Milan 7 4 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007 1958, 1993, 1995, 2005
Liverpool 6 3 1977, 1978, 1981, 1984, 2005, 2019 1985, 2007, 2018
Bayern Munich 5 5 1974, 1975, 1976, 2001, 2013 1982, 1987, 1999, 2010, 2012
Barcelona 5 3 1992, 2006, 2009, 2011, 2015 1961, 1986, 1994
Ajax 4 2 1971, 1972, 1973, 1995 1969, 1996
Manchester United 3 2 1968, 1999, 2008 2009, 2011
Inter Milan 3 2 1964, 1965, 2010 1967, 1972
Porto 2 0 1987, 2004
Nottingham Forest 2 0 1979, 1980
Juventus 2 7 1985, 1996 1973, 1983, 1997, 1998, 2003, 2015, 2017
Benfica 2 5 1961, 1962 1963, 1965, 1968, 1988, 1990
Steaua București 1 1 1986 1989
Red Star Belgrade 1 0 1991
PSV Eindhoven 1 0 1988
Marseille 1 1 1993 1991
Hamburger SV 1 1 1983 1980
Feyenoord 1 0 1970
Chelsea 1 1 2012 2008
Celtic 1 1 1967 1970
Borussia Dortmund 1 1 1997 2013
Aston Villa 1 0 1982
Valencia 0 2 2000, 2001
Tottenham Hotspur 0 1 2019
Sampdoria 0 1 1992
Saint-Étienne 0 1 1976
Roma 0 1 1984
Reims 0 2 1956, 1959
Partizan 0 1 1966
Panathinaikos 0 1 1971
Monaco 0 1 2004
Malmö FF 0 1 1979
Leeds United 0 1 1975
Fiorentina 0 1 1957
Eintracht Frankfurt 0 1 1960
Club Brugge 0 1 1978
Borussia Mönchengladbach 0 1 1977
Bayer Leverkusen 0 1 2002
Atlético Madrid 0 3 1974, 2014, 2016
Arsenal 0 1 2006

Danh sách các đội bóng vô địch C1 theo quốc gia

Dưới đây danh sách các đội vô địch C1 tính theo quốc gia và giành ngôi á quân trong lịch sử Cúp C1:

Quốc gia Vô địch Á quân Tổng cộng
Tây Ban Nha 18 11 29
Anh 13 9 22
Ý 12 16 28
Đức 7 10 17
Hà Lan 6 2 8
Bồ Đào Nha 4 5 9
Pháp 1 5 6
Rumani 1 1 2
Scotland 1 1 2
Serbia 1 1 2
Bỉ 0 1 1
Hy Lạp 0 1 1
Thụy Điển 0 1 1
Tổng cộng 64 64 128

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Cúp C1 Châu Âu

Dưới đây là danh sách những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Cúp C1 tính đến hiện tại (tháng 2/2020):

Hạng Cầu thủ Số bàn Số trận Hiệu suất Năm thi đấu Câu lạc bộ
1 Cristiano Ronaldo 128 169 0,76 2003– Manchester United (15), Real Madrid (105), Juventus (8)
2 Lionel Messi 114 141 0,81 2005– Barcelona
3 Raúl 71 142 0,5 1995–2011 Real Madrid (66), Schalke 04 (5)
4 Robert Lewandowski 64 86 0,74 2011– Borussia Dortmund (17), Bayern Munich (47)
Karim Benzema 64 119 0,54 2006– Lyon (12), Real Madrid (52)
6 Ruud van Nistelrooy 56 73 0,77 1998–2009 PSV Eindhoven (8), Manchester United (35), Real Madrid (13)
7 Thierry Henry 50 112 0,45 1997–2012 Monaco (7), Arsenal (35), Barcelona (8)
8 Alfredo Di Stéfano 49 58 0,84 1955–1964 Real Madrid
9 Andriy Shevchenko 48 100 0,48 1994–2012 Dynamo Kyiv (15), Milan (29), Chelsea (4)
Zlatan Ibrahimović 48 120 0,4 2001–2017 Ajax (6), Juventus (3), Inter Milan (6), Barcelona (4), Milan (9), Paris Saint-Germain (20)

Tìm hiểu giải UEFA Champions League một cách chi tiết nhất 9

Cristiano Ronaldo là đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Cúp C1

Trong số các cầu thủ từng ghi bàn tại Cúp C1, Cristiano Ronaldo đang là chân sút có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử UEFA Champions League với tổng cộng 128 bàn thắng.

Các cầu thủ ra sân nhiều nhất lịch sử Cúp C1

Dưới đây là danh sách những cầu thủ có nhiều lần ra sân nhất trong lịch sử Cúp C1 tính đến hiện tại (tháng 2/2020):

Hạng Cầu thủ Số trận Năm thi đấu Câu lạc bộ
1 Iker Casillas 177 1999–2019 Real Madrid (150), Porto (27)
2 Cristiano Ronaldo 169 2003– Manchester United (52), Real Madrid (101), Juventus (16)
3 Xavi 151 1998–2015 Barcelona
4 Raúl 142 1995–2011 Real Madrid (130), Schalke 04 (12)
5 Ryan Giggs 141 1994–2014 Manchester United
Lionel Messi 2005– Barcelona
7 Andrés Iniesta 130 2002–2018 Barcelona
8 Clarence Seedorf 125 1994–2012 Ajax (11), Real Madrid (25), Milan (89)
9 Paul Scholes 124 1994–2013 Manchester United
Sergio Ramos 2005– Real Madrid

Các huấn luyện viên dẫn dắt nhiều trận nhất lịch sử Cúp C1

Dưới đây là danh sách những huấn luyện viên có nhiều trận dẫn dắt nhất trong lịch sử Cúp C1 tính đến hiện tại (tháng 2/2020):

>> Đừng bỏ qua những thông tin mới nhất trong Blog thể thao của chúng tôi <<

Hạng Huấn luyện viên Quốc tịch Số trận Năm dẫn dắt Câu lạc bộ
1 Alex Ferguson Scotland 190 1993–2013 Manchester United
2 Arsène Wenger Pháp 178 1994–2017 Monaco (7), Arsenal (171)
3 Carlo Ancelotti Ý 166 1997– Parma (6), Juventus (10), Milan (73), Chelsea (18), Paris Saint-Germain (10), Real Madrid (25), Bayern Munich (12), Napoli (12)
4 José Mourinho Bồ Đào Nha 145 2002– Porto (17), Chelsea (57), Inter Milan (21), Real Madrid (32), Manchester United (14), Tottenham Hotspur (4)
5 Pep Guardiola Tây Ban Nha 120 2008– Barcelona (49), Bayern Munich (36), Manchester City (35)
6 Mircea Lucescu Rumani 103 1998–2016 Inter Milan (3), Galatasaray (26), Beşiktaş (6), Shakhtar Donetsk (68)
7 Louis van Gaal Hà Lan 95 1994–2015 Ajax (32), Barcelona (36), Bayern Munich (21), Manchester United (6)
Ottmar Hitzfeld Đức 1995–2004 Borussia Dortmund (19), Bayern Munich (76)
Rafael Benítez Tây Ban Nha 2002–2015 Valencia (14), Liverpool (62), Inter Milan (6), Chelsea (1), Napoli (6), Real Madrid (6)
10 Massimiliano Allegri Ý 86 2010– Milan (32), Juventus (54)

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn biết được Cúp C1 là gì và hiểu thêm về lịch sử của giải đấu này cùng chi tiết danh sách vô địch C1 của các câu lạc bộ, cầu thủ và huấn luyện viên. Hãy tiếp tục theo dõi Congdongfifa.com để làm giàu thêm vốn kiến thức về bóng đá của mình.

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem