Close sidebar

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 1

Là một trong những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc chắn không một ai trong chúng ta là không biết tới cựu tiền đạo tài năng một thời Lê Huỳnh Đức. Thời còn thi đấu bóng đá, Lê Huỳnh Đức chính là một trong những cầu thủ thuộc “thế hệ đầu tiên” của bóng đá Việt Nam. Hãy cùng Congdongfifa tìm hiểu về tiểu sử của Lê Huỳnh Đức với thành tích thi đấu chói sáng của ông qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Thông tin cơ bản về Lê Huỳnh Đức

  • Tên: Lê Huỳnh Đức
  • Ngày sinh: 20/4/1972
  • Quê quán: Người Sài Gòn gốc Huế

Cựu cầu thủ bóng đá Lê Huỳnh Đức sinh ngày 20 tháng 4 năm 1972. Ông là một người con trong gia đình có gốc Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh. Cha của cựu cầu thủ Lê Huỳnh Đức chính là cựu cầu thủ nổi tiếng Lê Văn Tâm. Gen tài năng bóng đá bẩm sinh đã được ông Tâm truyền lại cho Huỳnh Đức và đã được ông sớm bộc lộ từ khi mới 12 tuổi.

Sự nghiệp cầu thủ

Lê Huỳnh Đức hiện nay vẫn là một trong những cầu thủ gặt hái được nhiều danh hiệu cao quý trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình từ lúc mới bắt đầu cho tới khi thành công huy hoàng của tiền đạo nổi tiếng một thời này.

Cấp câu lạc bộ

Năm 1984, Lê Huỳnh Đức đã bắt đầu sự nghiệp cầu thủ của mình khi gia nhập tuyển trẻ của đội bóng đá Quân khu 7.

Đến cuối những năm của thập niên 80, Lê Huỳnh Đức chuyển qua thi đấu cho đội trẻ của đội Công An Tp. Hồ Chí Minh khi trung tâm huấn luyện thể thao Quốc Phòng II không còn tập trung vào công tác đào cầu thủ trẻ nữa. Năm 1989, Huỳnh Đức được đôn lên thi đấu cho đội 1 của đội Công An Tp. Hồ Chí Minh, và sự nghiệp của ông thăng hoa vào một năm sau đó khi đội bóng được thăng lên hạng A1 của giải vô địch quốc gia. Lúc này, Lê Huỳnh Đức đã trở thành một cầu thủ nổi tiếng của bóng đá Sài Thành.

Năm 1995, sự nghiệp của cầu thủ tài năng đã gặt hái được vinh quang đầu tiên, khi Lê Huỳnh Đức đã cùng câu lạc bộ Công an TP.Hồ Chí Minh vô địch quốc gia. Cũng trong năm đó, Huỳnh Đức cùng các đồng đội trẻ tại đội tuyển U23 đã xuất sắc giành được chiếc huy chương bạc bộ môn bóng đá tại SEA Games 18. Đây cũng chính là cột mốc cho sự ra đời của lứa cầu thủ “thế hệ vàng” đầu tiên của bóng đá Việt Nam gồm Huỳnh Đức, Hồng Sơn, hay Văn Sỹ Hùng.

Năm 1996, lịch sử bóng đá Việt Nam đã ghi nhận thêm một dấu ấn đáng nể tiếp theo của Lê Huỳnh Đức khi ông đã thiết lập một kỷ lục mới khi ghi được 25 bàn thắng sau 27 trận thi đấu tại giải vô địch quốc gia Việt Nam. Kỷ lục này trước đó thuộc về huyền thoại Cao Cường và tồn tại trong vòng 13 năm.

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 2

Với nhiều người hâm mộ Việt Nam, Huỳnh Đức là một huyền thoại sống của bóng đá Việt Nam

Năm 2001 sự nghiệp thi đấu của Lê Huỳnh Đức bước thêm một trang mới. Ông đã đầu quân cho câu lạc bộ Lifan (Trùng Khánh Lục Phàm) của Trung Quốc theo bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Qua đó, Lê Huỳnh Đức đã đánh dấu cột mốc mới cho nền bóng đá nước Nhà khi ông là cầu thủ Việt Nam sang nước ngoài thi đấu.

Năm 2002, sau khi kết thúc hợp đồng thi đấu cho câu lạc bộ Trùng Khánh Lục Phàm, Lê Huỳnh Đức trở lại Việt Nam và được câu lạc bộ bóng đá Công An Tp. Hồ Chí Minh cho phép biệt phái sang Ngân Hàng Đông Á. Đây cũng là thời kỳ chuyển giao của đội bóng Công An Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thời điểm này dư luận và truyền thông lại có nhiều thông tin trái chiều cho rằng Lê Huỳnh Đức đang là người cầm đầu cho nhóm cầu thủ “quyền lực đen” thống trị tại đội bóng. Điều này dẫn tới sự khủng hoảng về tinh thần đối với Lê Huỳnh Đức.

Năm 2003 Huỳnh Đức nhận được lời mời sang thi đấu cho câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. Lê Huỳnh Đức có một bến đỗ lý tưởng cho những năm tháng cuối sự nghiệp cầu thủ của mình. Không những được nhận mức lương khủng với nhiều đặc cách, Huỳnh Đức còn nhận được tình cảm rất lớn từ người hâm mộ bóng đá Đà Nẵng. Ông nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của ban huấn luyện khi được trao tấm băng đội trưởng. Dù đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, nhưng với sự góp mặt của Huỳnh Đức đội bóng bên bờ sông Hàn SHB Đà Nẵng đã có vị thế khác trong bản đồ bóng đá Việt Nam với những thành tích thi đấu chói sáng.

Đội tuyển quốc gia

Điểm nổi bật nhất của Lê Huỳnh Đức chính là ông sở hữu một chiều cao đáng ngưỡng mộ với 1m78. Bên cạnh đó, Huỳnh Đức sở hữu kỹ thuật với trái bóng vô cùng điêu luyện cùng với lối chơi đầy nhiệt huyết. Sớm nhận thấy được tài năng của Lê Huỳnh Đức, cựu huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Karl-Heinz Weigang đã triệu tập ông để tham dự giải Sea Games 18.

Với tài năng của mình, Lê Huỳnh Đức đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội của mình để trở thành tiền đạo số 1 của đội tuyển quốc gia Việt Nam trong nhiều năm liền với hàng loạt danh hiệu đáng mơ ước. Nổi bật nhất trong bảng thành tích của Lê Huỳnh Đức chính là 3 danh hiệu Quả bóng Vàng các năm 1995, 1997 và 2002, bên cạnh 3 Quả bóng Bạc liên tiếp từ năm 1998 đến 2000. Ngoài ra, Huỳnh Đức còn được nhận danh hiệu vua phá lưới 2 lần liền từ năm 1996 đến năm 1997.

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 3

Lê Huỳnh Đức đã xuất sắc nhận được Quả Bóng Vàng Việt Nam năm 2002

Trong màu áo đội tuyển quốc gia, hiện nay Lê Huỳnh Đức đang là người nắm giữ kỷ lục chưa có ai tái lập khi ông 5 lần liền tham dự giải Tiger Cup (ngày nay là AFF Cup) các năm 1996, 1998, 2000, 2002, 2004. Qua những đóng góp của mình cho nền bóng đá Việt Nam, Lê Huỳnh Đức đã hai lần được Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao động.

Ngoài ra, Lê Huỳnh Đức cùng đồng đội của mình là danh thủ Nguyễn Hồng Sơn là những cầu thủ bóng đá Việt Nam đầu tiên có các bản hợp đồng quảng cáo ‘béo bở’. Riêng cá nhân Huỳnh Đức, ông đã làm đại diện hình ảnh cho các thương hiệu lớn như Pepsi, Phillips. Đặc biệt, Lê Hùynh Đức còn là cầu thủ bóng đá hiếm hoi của Việt Nam xuất hiện trên một bộ phim bom tấn. Cụ thể năm 1998, Huỳnh Đức đã góp mặt trong dự án phim mang tên SÚT, SÚT, DZÔ. Ngoài ra, Lê Huỳnh Đức còn là Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc UNICEF tại Việt Nam.

Xem thêm bài viết về Tiểu sử và những tai tiếng xung quanh huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng

Những tai tiếng trong sự nghiệp cầu thủ

Mặc dù là một tượng đài bóng đá Việt Nam và nổi tiếng với ít scandal, nhưng trong sự nghiệp của Lê Huỳnh Đức cũng không tránh khỏi được một vài ‘hạt sạn’ nhỏ. Lùm xùm đầu tiên mà Lê Huỳnh Đức vướng phải xảy ra vào năm 1996. Trong trận chung kết giải vô địch quốc gia với câu lạc bộ Đồng Tháp năm 1996, sau khi trọng tài Tuấn Hùng thổi còi kết thúc trận đấu đã có một số cầu thủ của đội Công An Tp. Hồ Chí Minh đuổi đánh vị ‘vua áo đen’. Đáng chú ý, những cầu thủ góp mặt trong hành động phản cảm này có Lê Huỳnh Đức. Kết quả, Huỳnh Đức sau đó đã bị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam treo giò 6 tháng vì hành vi này. Đây quả thực là một bài học lớn đầu tiên cho sự nghiệp cầu thủ của Lê Huỳnh Đức.

Đến năm 2003 đúng 7 năm sau cay đắng đầu tiên của nghiệp cầu thủ, Lê Huỳnh Đức lại một lần nữa phải đối diện với những áp lực từ dư luận, truyền thông. Cho đến bây giờ, chính bản thân Huỳnh Đức vẫn không thể quên được những ngày tháng khó khăn đó khi bị lên án là người cầm đầu nhóm “quyền lực đen” tại đội bóng Ngân hàng Đông Á.

Số là, sau khi trở về Việt Nam từ câu lạc bộ Trùng Khánh Lục Phàm, Lê Huỳnh Đức cùng một số cầu thủ của đội bóng Công An Tp. Hồ Chí Minh được cho biệt phái sang đội bóng Ngân hàng Đông Á trong giai đoạn câu lạc bộ của Sài Gòn đang chuyển giao. Do Lê Huỳnh Đức là cầu thủ có mang quân hàm cao nhất (Đại Úy) trong số những cầu thủ được đi biệt phái, nên ông lúc đấy được giao thêm trọng trách quản lý và chăm sóc các cầu thủ của đội. Tuy nhiên, dư luận và truyền thông lúc đó đã đồng loạt đưa tin cho rằng trong nội bộ đội bóng có một quyền lực ngầm và người cầm đầu chính lại là trụ cột Lê Huỳnh Đức.

Với những thông tin sai lệch này đã khiến cho Huỳnh Đức bị rơi vào khủng hoảng về tinh thần, và cũng khiến cho ông đã từng muốn chia tay sớm với sự nghiệp cầu thủ. Tuy nhiên, quyết định đầu quân sang câu lạc bộ SHB Đà Nẵng môt thời gian sau đó đã giúp Lê Huỳnh Đức hồi sinh và có những năm tháng cuối sự nghiệp cầu thủ rất thành công.

Sự nghiệp HLV Lê Huỳnh Đức

Bước sang năm 2008, lúc này bước chạy của Lê Huỳnh Đức đã chậm lại và nặng nề hơn do gánh nặng của tuổi tác. Sớm nhận ra được điều đó từ cầu thủ của mình cùng với sự khởi đầu V-League 2008 nghèo nàn với 3 thất bại liên tiếp HLV Phan Thanh Hùng đã bị sa thải. Ông bầu Đỗ Quang Hiển đã bổ nhiệm cầu thủ đội trưởng của đội bóng nắm giữ chiếc ghế huấn luyện đang còn trống.

Đã có những ý kiến hoài nghi cho năng lực chỉ đạo của Lê Huỳnh Đức khi ông vẫn còn khá trẻ, và ít kinh nghiệm trên cương vị huấn luyện viên. Tuy nhiên, ‘bầu’ Hiển quả quyết rằng sự thay đổi này sẽ mạng lại một luồng sinh khi mới cho câu lạc bộ và Lê Huỳnh Đức sẽ phát huy được năng lực của bản thân mình.

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 4

Huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức đã giúp SHB Đà Nẵng có được 2 chức vô địch V-League

Sau khi nắm đội từ người tiền nhiệm Phan Thanh Hùng, huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức đã mạnh tay tiến hành cải tổ đội bóng. Không phụ lòng tín nhiệm của ‘bầu’ Hiển, câu lạc bộ SHB đã lên ngôi vô địch V-League trong năm 2009. Tính đến thời điểm hiện tại, Lê Huỳnh Đức đã có gần một thập kỉ gắn bó với câu lạc bộ SHB Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, ông cùng đội bóng đã đạt được những danh hiệu cụ thể bao gồm một chức vô địch V-League nữa vào năm 2012, cùng với ngôi Á quân V.League năm 2013 và hạng ba V.League 2016. Ngoài ra, Lê Huỳnh Đức cũng là người đã có công khi phát hiện ra những cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam như Võ Huy Toàn, Phan Văn Long hay Bùi Tiến Dụng.

Tuy nhiên, sau những thành tích không tốt hiện nay của câu lạc bộ SHB Đà Nẵng trên đấu trường V-League và giải cúp quốc gia, đã có nhiều thông tin cho rằng rất có thể huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức sẽ nói lời chia tay với câu lạc bộ. Chính bản thân vị huấn luyện viên này cũng đã úp mở rằng, nếu rời câu lạc bộ SHB Đà Nẵng rất có thể ông sẽ ký hợp đồng mới với câu lạc bộ bóng đá Tp. Hồ Chí Minh.

Các danh hiệu của Lê Huỳnh Đức

Các danh hiệu trong sự nghiệp cầu thủ

  • Năm 1995: Vô địch quốc gia với câu lạc bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 1 huy chương bạc Sea Games. và giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
  • Năm 1996: Giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia, và 1 huy chương đồng Tiger Cup.
  • Năm 1997: Giành Quả bóng vàng Việt Nam và danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia.
  • Năm 1998: Giành Quả bóng bạc Việt Nam, vô địch cúp quốc gia và Á quân Tiger Cup.
  • Năm 1999: Giành Quả bóng bạc Việt Nam, cùng 1 huy chương bạc Sea Games.
  • Năm 2000: Giành Quả bóng bạc Việt Nam.
  • Năm 2002: Giành Quả bóng vàng Việt Nam, và 1 huy chương đồng Tiger Cup.
  • Năm 2007: Vô địch giải bóng đá Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 5

Các danh hiệu trong sự nghiệp huấn luyện

  • Năm 2009: Vô địch V-League và cúp quốc gia cùng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
  • Năm 2012: Vô địch V-League 2012 cùng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
  • Năm 2013: Á quân V-League 2013 cùng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
  • Năm 2016: Hạng ba V-League 2016 cùng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng

Xem thêm: Học huấn luyện viên bóng đá ở đâu thật sự đảm bảo uy tín

Gia đình và cuộc sống cá nhân

Lê Huỳnh Đức cũng có một tình yêu đẹp và cuộc sống gia đình viên mãn với người vợ xinh đẹp Hồng Vân. Trong một lần tình cờ gặp mặt trong một đám cưới người quen, Huỳnh Đức đã có cơ hội kết duyên với Vân, do bà là em gái của một người đồng đội của cầu thủ người Sài Gòn. Lê Huỳnh Đức và Hồng Vân đã có thời gian tìm hiểu 3 năm trước khi kết hôn. Khác với các cặp đôi khác, chuyện tình của Huỳnh Đức và vợ là một tình yêu chân thành, tự nhiên, không có một chút màu mè, hào nhoáng như các cặp đôi khác. Sau khi kết hôn tới nay, hai người đã có với nhau 3 đứa con. Đặc biệt, hai người con trai lớn của cặp đôi hiện đang học ở nước ngoài để theo đuổi sự nghiệp hàng không.

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 5

Lê Huỳnh Đức bên cạnh gia đình nhỏ hạnh phúc của mình

Vốn là một người xuất thân tại xứ Huế, bà Hồng Vân là một người phụ nứ nết na, tháo vát, đảm đang luôn làm hậu phương vũng chắc cho người chồng của mình. Thời gian đầu khi Huỳnh Đức và Hồng Vân đã gặp phải không ít khó khăn, thử thách khi lịch trình thi đấu chuyên nghiệp của Đức luôn luôn dày đặc. Tuy nhiên, nhờ sự cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau nên giờ đây cả hai vẫn cùng sánh bước cạnh nhau.

Sự nghiệp cầu thủ và huấn luyện để đời của Lê Huỳnh Đức 6

Lễ khai trương cửa hàng thời trang thể thao của Lê Huỳnh Đức tại Đà Nẵng

Bên cạnh đó, ông Lê Huỳnh Đức còn mở một cửa hàng kinh doanh đồ thời trang thể thao ngay tại nơi mình đang sinh sống. Đây được coi là một cách để vợ chồng ông có thêm một nguồn thu nhập trong cuộc sống. Đặc biệt, trong những lúc đi xa, bà Vân sẽ là một hậu phương thay ông quản lý cửa hàng. Đối với người hâm mộ, gia đình nhỏ của ông Lê Huỳnh Đức là một gia đính đáng mơ ước. Đặc biệt, nếu nhìn lại về quãng thời gian năm 2003 khi Lê Huỳnh Đức gặp khủng hoảng về tinh thần mới thấy ông đã có quyết định đúng đắn khi chuyển đến Đà Nẵng thi đấu.

>> Bóng đá là môn thể thao vua. Nếu bạn là một người đam mê trái bóng tròn thì tìm hiểu ngay các bài viết hấp dẫn về chủ đề bóng đá trên Congdongfifa tại Blog thể thao <<

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã gửi đến cho các bạn độc giả tiểu sử Lê Huỳnh Đức từ những năm tháng đầu tiên của sự nghiệp cầu thủ đến hiện tại. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị liên quan đến một trong những huyền thoại của bóng đá Việt Nam.

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem