Nếu là một người yêu cờ, chắc hẳn các bạn đều biết Magnus Carlsen – “quái vật” làng cờ thế kỉ mới. Anh được xem là tượng đài của cờ Vua thế giới với bảng giữ thành tích vô địch trong suốt hơn 5 năm liền. Đặc biệt là số lần phá vỡ kỷ lục cờ vua thế giới khi còn rất trẻ. Bài viết hôm nay của Congdongfifa sẽ giúp các bạn lí giải được vì sao có một con người kiệt xuất đến vậy.

Nội dung chính

Magnus Carlsen là ai?

  • Tên đầy đủ: Sven Magnus Øen Carlsen
  • Ngày sinh: 30 tháng 11, 1990 (29 tuổi)
  • Quốc tịch: Na Uy
  • Magnus Carlsen Elo : 2863 ( hạng 1)
  • Chỉ số Elo cao nhất từng đạt: 2882
vua co magnus carlsen iq cao nhat
Hiện nay, Magnus Carlsen là đại kiện tướng có chỉ số Elo cao nhất trong lịch sử

Magnus Carlsen là con trai của Henrik Albert Carlsen – nhà tư vấn trong lĩnh vực IT và Sigrun Øen, một kỹ sư hóa học. Hiện nay, Carlsen đang giữ danh hiệu vô địch cờ Vua thế giới. Đặc biệt, trong 2 nội dung cờ nhanh và cờ chớp chưa có kỳ thủ nào vượt qua vua cờ Magnus Carlsen. Ngoài ra, anh cũng đã phá kỷ lục của Vladimir Kramnik để trở thành tay cờ số 1 thế giới trẻ nhất mọi thời đại.

Phong cách thi đấu

Ngay còn bé, Magnus Carlsen đã có phong cách thi đấu rất táo bạo và mạnh mẽ. Theo Agdestein, phong cách chơi của Carlsen luôn mạo hiểm, anh sẵn sàng thí quân để chiếu Tướng đối thủ trong tích tắc. Sau này, Carlsen nhận ra rằng phong cách chơi mạo hiểm không còn phù hợp tại các giải đấu thế giới nữa.

Tham dự các giải đấu hàng đầu, Carlsen luôn vất vả trước các kỳ thủ mạnh và gặp khó khăn sau khai cuộc. Để có thể tiếp tục, Carlsen đã biến hòa tài tình để có thể xử lý mọi thế trận. Magnus Carlsen luôn đưa ra chiến thuật khai cuộc phức tạp để làm khó đối thủ.

phong cach thi dau cua magnus
Magnus có phong cách thi đấu mạnh mẽ và ứng biến linh hoạt

Theo ông Garry Kasparov – HLV của Carlsen, anh có phong cách nặng nề về chiến lược và thế trận giống các cựu vô địch thế giới như Anatony Karpov. Tuy nhiên, theo Carlsen, anh không thiên về loại phong cách thi đấu nào cả. Kasparov cho rằng Carlsen là sự tổng hợp của Karpov và Fischer. Anh luôn tìm cách làm chủ thế trận và khiến đối thủ cảm thấy mệt mỏi. Kỹ năng tàn cuộc của Carlsen được miêu tả thuộc hàng xuất sắc nhất trong lịch sử cờ vua.

Vua cờ Magnus Carlsen chơi cờ rất bình tĩnh và không hề sợ hãi. Điều này làm cho anh trở thành “quái vật” và khiến nhiều đối thủ dè chừng, nản chí.

Hành trình sự nghiệp của vua cờ Magnus Carlsen

Từ năm 2000 – 2002, Magnus Carlsen tham gia nhiều giải đấu trên thế giới. Năm 2003, anh đạt 3 chuẩn Kiện tướng Quốc tế và được phong Kiên tướng vào ngày 20/8. Cùng năm đó, Magnus đạt đồng hạng 3 tại giải Vô địch U14 châu Âu. Từ đây, sự nghiệp cờ vua của Magnus Carlsen bước sang trang mới.

Năm 2004 – Một năm huy hoàng của Magnus Carlsen

Carlsen gây chú ý sau chiến thắng tại nhóm C Giải cờ vua Corus ở Hà Lan. Anh giành được 10,5/13 điểm, chỉ thua một trận trước kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất nhóm C. Nhờ đó, Magnus Carlsen đạt chuẩn Đại kiện tướng lần đầu tiên và đạt mức PR là 2702. Đáng chú ý, Magnus đã giành chiến thắng trước Sipke Ernst ở vòng áp chót. Anh mạo hiểm thí quân để chiếu hết đối phương chỉ trong vòng 29 nước cờ.

magnus so huu chi so iq cao
Ngay từ bé, Magnus Carlsen đã sở hữu chỉ số IQ cao

Chiến thắng ở nhóm C, Carlsen có một suất chơi tại nhóm B vào năm tiếp theo. Với tài năng xuất chúng, Magnus Carlsen được Microsoft chú ý và trở thành nhà tài trợ. Tháng 3, anh đánh bại cựu vô địch thế giới Anatoly Karpov tại Giải Cờ chớp ở Iceland. Trong Giải đấu Vô địch Cờ vua Dubai mở rộng, Carlsen đạt chuẩn Đại kiện tướng cuối cùng. Anh trở thành GM trẻ nhất thế giới lúc bấy giờ .

Tháng 7/2004, Berge Østenstad (đương kim vô địch Na Uy lúc bấy giờ) và Magnus đồng hạng nhất Giải Vô địch Cờ vua Na Uy. Vì vậy, cả hai phải đấu thêm hai ván cờ quyết định nhà vô địch. Kết quả chung cuộc Magnus về nhì bởi có chỉ số phụ thấp hơn.

Năm 2005 – Sự cọ sát để vươn lên

Ở Giải Smartfish Chess Masters tại Na Uy, Magnus Carlsen đánh bại Alexei Shirov – hạng 10 thế giới. Tại bán kết Giải Cờ nhanh vào tháng 6, Carlsen đạt kết quả 1 – 3 trước Viswanathan Anand, nhà vô địch cờ nhanh thế giới và hạng 2 thế giới lúc bấy giờ. Tại Giải Vô địch Cờ vua Na Uy, Carlsen một lần nữa đồng hạng nhất. Tuy nhiên, Magnus Carlsen nhường ngôi vô địch cho thầy của mình là Agdestein.

magnus nhanh chong lot vao top dau
Anh nhanh chóng lọt vào top những kỳ thủ xuất sắc nhất thế giới

Cuối năm 2005, Magnus Carlsen tham dự World Cup tại Nga. Đây là giải đấu có hình thức đấu loại trực tiếp. Tại đây, anh đã gây bất ngờ khi đánh bại kỳ thủ hạng 44 thế giới Zurab ở vòng 1. Tiếp theo hạ gục Amonatov và Ivan Cheparinov để vào vòng 16 người. Chung cuộc, Carlsen kết thúc ở vị trí thứ 10 và trở thành kỳ thủ trẻ nhất được tham dự Giải Candidates. Tháng 10, anh giành vị trí thứ nhất tại Giải Tưởng niệm Arnold Eikrem với mức PR 2792.

Năm 2006 – Bước đột phá trong thế giới cờ

Magnus Carlsen tiếp tục giành được vé tại Giải Corus năm 2007 sau khi đồng hạng nhất với Alexander Motylev. Tưởng chừng vô địch giải Cờ Vua Na Uy, tuy nhiên trận thua trước Berge Østenstad khiến anh phải đồng hạng nhất với Agdestein. Tuy vậy, ở trận đấu play-off tổ chức vào tháng 9, Carlsen đã trở thành nhà vô địch cờ Na Uy.

buoc dot pha trong the co cua magnus
Năm 2006, Magnus có những đột phá mới trong thế cờ của mình

Carlsen vô địch Giải Cờ chớp Glitnir ở Iceland và đạt mức PR là 2820. Anh thắng Anand 2-0 ở bán kết và thắng cùng tỉ số ở chung kết. Tại Giải Cờ vua Midnight Sun, Carlsen về thứ hai sau Sergei Shipov. Với số điểm 7,5/15, Carlsen đứng thứ 8/16 tại Giải Vô địch Cờ chớp Thế giới ở Israel. Anh về nhì tại Giải Cờ vua Biel khi đánh bại nhà vô địch của Giải đấu Alexander Morozevich 2 lần.

Tại Giải Cờ vua NH tổ chức ở Amsterdam, Carlsen tham dự trận đấu đồng đội. Trong trận đấu quyết định, Đội “Ngôi sao đang lên” của anh giành chiến thắng tại giải đấu và Carlsen đạt kết quả tốt nhất. Nhờ vậy anh giành được quyền tham dự Giải Cờ vua Amber năm 2007.

Năm 2007 – Bước đi vững chắc của một tay đua

Lần đầu tham dự Giải Corus A, Magnus Carlsen xếp cuối cùng. Tại giải đấu danh giá Linares, Carlsen được chạm trán với các kỳ thủ hàng đầu thế giới. Mặc dù có hệ số elo thấp hơn nhưng anh kết thúc giải đấu ở vị trí thứ 2, đạt mức 2778. Lần đầu tham dự giải Cờ tưởng và Cờ nhanh, sau 11 vòng Carlsen xếp hạng 9 cờ tưởng và hạng 2 cờ nhanh. Đạt hạng 8 chung cuộc.

nam 2007, magnus co mat tai corus a
Năm 2007, Magnus lần đầu tiên có mặt tại giải đấu Corus A

Trong tháng 5-6, anh tham dự giải Candidates để chọn ra người thách đấu với đương kim vô địch FIDE Anand. Levon Aronian vs Magnus Carlsen đã giao đấu cờ tiêu chuẩn 6 ván. Trận đấu kết thúc với kết quả hòa. Chính vì vậy, cả hai bước vào trận đấu playoff cờ nhanh 4 ván. Cuộc đua này tiếp tục lặp lại ván cờ hòa. Tuy nhiên, Aronian đã loại Carlsen ra khỏi giải đấu sau khi thắng cả 2 ván cờ chớp.

Từ tháng 7 đến tháng 8, Carlsen vô địch giải cờ vua Biel với chỉ số PR 2753. Anh đồng hạng nhất với Alexander Onischuk nên cả 2 phải chơi trận đấu để phân định nhà vô địch. Sau khi hòa 2 ván cờ nhanh và 2 ván cờ chớp, Carlsen thắng trận Armageddon. Trong một giải đấu khác, Carlsen gây chú ý khi chiến thắng trước cha mình – Henrik Carlsen. Carlsen vào bán kết World Cup và bị loại bởi nhà vô địch Gata Kamsky.

Năm 2008 – Sự bứt phá của Vua cờ Carlsen

Tại giải Corus A, vua cờ Magnus Carlsen đồng hạng nhất với Levon Aronian. Tại giải cờ vua Linares, Carlsen kết thúc giải ở vị trí thứ 2 sau đương kim vô địch thế giới. Tháng 3/2008, Carlsen lần thứ 2 tham dự giải Cờ tưởng và Cờ nhanh Melody Amber. Kết thúc giải đấu, anh đứng vị trí thứ 5 cờ tưởng, thứ 3 cờ nhanh và đồng hạng 2 chung cuộc.

su nghiep cua magnus
Sự nghiệp của Magnus lên như diều gặp gió

Carlsen là một trong 21 kỳ thủ trong hệ thống 6 giải đấu FIDE. Tại giải đấu đầu tiên, anh đồng hạng nhất với mức PR 2800. Tuy nhiên, sau đó vua cờ Magnus Carlsen đã rút lui do cách làm việc của FIDE. Carlsen thắng một trận cờ nhanh với Peter Leko tổ chức ở Miskolc. Vào tháng 6, Carlsen thắng giải đấu tôt chức hàng năm Aerosvit. Kết thúc giải với thành tích bất bại 8/11 điểm với mức 2877 elo. Mức điểm tốt nhất của anh tính tới thời điểm đó.

Tại Giải Vô địch cờ nhanh Thế giới, Carlsen về vị trí thứ 2 sau đương kim vô địch Anand. Trong giải đấu loại 22 Bilbao Master, Carlsen đồng hạng 2 với mức PR 2768.

Năm 2009 – Được luyện tập cùng Kasparov

Đầu năm 2009, vua cờ Magnus Carlsen vs Garry Kasparov đã hợp tác với nhau dựa trên mối quan hệ HLV – học trò. Trong một lần phỏng ván với Time, Carlsen được hỏi có sử dụng máy tính khi luyện cờ hay không. Anh trả lời rằng mình không bao giờ dùng bàn cờ khi đang tự nghiên cứu cờ.

Trong Giải Corus nhóm A, Carlsen đồng hạng 5 với mức PR 2739. Tại Giải cờ vua Linares, anh đồng hạng 3 với hiệu suất 2777. Tại giải M-Tel Masters, Magnus Carlsen bị bật khỏi vị trí thứ nhất bởi nhà vô địch Alexei Shirov. Carlsen vô địch giải đấu loại 21 Peaarl Spring với mức PR 3002 cao nhất trong lịch sử cờ vua. Tháng 11, anh giành chức Vô địch cờ chớp Thế giới tổ chức tại Nga.

hlv garry kasparov vs magnus carlsen
Magnus Carlsen hợp tác với Garry Kasparov

Kramnik và Carlsen tham dự Giải London Ches Classic với tư cách là hạt giống hàng đầu. Anh đánh bại Kramnik ở vòng 1 và vô địch giải đấu với 13/21 điểm, đạt hiệu suất 2844. Chức vô địch này giúp Carlsen vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng FIDE.

Chỉ trong vòng 3 năm, Carlsen khiến khán giả phải nể phục bởi những thành tích của mình. Từ vị trí 89, Carlsen bứt phá một cách bất ngờ với vị trí Top 4 người có chỉ số elo cao nhất. Điều này giúp anh đủ tiêu chuẩn dự giải Candidates – giải đấu quyết định ra người thách đấu đương kim vô địch thế giới. Tuy nhiên, Carlsen đã từ chối vì cho răng quá trình này không đủ công bằng để anh thăm gia.

Năm 2010 – Chia tay người thầy Kasparov

Tháng 3/2010, vua cờ Magnus Carlsen vs Garry Kasparov chính thức chia tay nhau. Trong một cuộc phỏng vấn, anh cho biết cả 2 vẫn giữ liên lạc với nhau. Với Magnus, Kasparov đã giúp anh hiểu được các loại thế trận tốt. 

Tại giải Corus, Magnus Carlsen đã phải chiến đấu vất vả mới giành được chức vô địch. Tham dự giải Bazna Kings ở Romania, anh đạt chức vô địch khi đánh bại các kiện tướng hàng đầu thế giới. Kết thúc giải đấu Arctic Securities Chess Stars, Magnus đánh bại đương kim vô địch thế giới Anand và giành chức vô địch.

magnus ngung hop tac voi kasparov
Magnus ngừng hợp tác với HLV Kasparov sau một năm làm việc

Trong Giải cờ tưởng và cờ nhanh Amber, Carlsen đồng hạng nhất với Ivanchuk. Vào tháng 5, Carlsen giúp Anand chuẩn bị cho trận Vô địch Cờ vua thế giới 2010. Tháng 6, anh tham dự giải Bazna Kings ở Romania. Giải đấu hội tụ các kỳ thủ hàng đầu thế giới. Carlsen kết thúc giải đấu với 7,5/10 điểm đạt 2918 chỉ số PR.

Giải đấu tiếp theo của Carlsen là Giải cờ vua Bilbao vào tháng 10 sau khi thắng cờ vua năm 2009. Cùng tham dự với Carlsen là đương kim vô địch thế giới Anand và 2 người có điểm cao nhất từ vòng sơ khảo. Carlsen kết thúc giải với elo 2802, kém hơn Anand và mất ngôi số 1 trên bảng xếp hạng FIDE.

Tại giải Cờ vua Pearl Spring, giải đấu duy nhất quy tụ 3 kỳ thủ hàng đầu thế giới, Carlsen đã giành lại vị trí số 1 của mình khi đánh bại cựu số 1 thế giới Anand. Tháng 12, Carlsen vô địch giải London Chess Classic khi đánh bại các kỳ thủ hàng đầu thế giới.

Năm 2011 – Một năm khó quên của vua cờ Carlsen

Carlsen tham dự giải cờ vua Curus nhóm A cùng với các kỳ thủ hàng đầu thế giới. Mặc dù giải đấu giúp anh tăng Elo lên 2815 song Carlsen vẫn chưa vượt qua số 1 thế giới Anand trên bảng xếp hạng. Chức vô địch đầu tiên trong năm của Carlsen là Giải Bazna Kings. Anh kết thúc giải với 6,5/10 điểm, bằng với Sergey nhưng vô địch nhờ chỉ số phụ tốt hơn.

Vòng Chung kết Grand Slam Cờ vua được tổ chức theo thể thức vòng tròn 2 lượt với 6 kỳ thủ tại São Paulo và Bilbao. Mặc dù khởi đầu chậm, bao gồm trận thua trước kỳ thủ elo thấp nhất Vallejo Pons, anh kết thúc giải với +3 -1 =6, bằng điểm với Ivanchuk (+4 -3 =3) (3 điểm cho 1 trận thắng). Carlsen sau đó thắng trận cờ chớp tiebreak trước Ivanchuk.

anh gianh duoc nhieu thang loi
Năm 2011, anh giành được nhiều thắng lợi trên đấu trường quốc tế

Một chức vô địch khác tại Giải Tưởng niệm Tal tổ chức ở Moscow từ ngày 16 – 25/11 với thể thức vòng tròn – 10 kỳ thủ. Carlsen thắng 2 ván trước Gelfand và Nakamura và hòa tất cả các ván còn lại. Mặc dù anh bằng điểm với Aronian, anh giành chiến thắng bởi có chỉ số phụ tốt hơn.

Tại giải London Chess Classic tổ chức tháng 12, mặc dù không vô địch giải đấu, song Magnus Carlsen vẫn đạt được mức elo cao nhất trong sự nghiệp lúc bấy giờ là 2835.

Năm 2012 – Carlsen cờ vua đỉnh cao

Tại giải cờ vua Curus A tổ chức năm 2012, Magnus Carlsen đồng hạng 2 với Radjabov và Caruana. Ở nội dung cờ chớp Giải Tưởng niệm Tal, anh đồng hạng nhất với Morozevich. Ở nội dung cờ tiêu chuẩn, Carlsen tiếp tục đồng hạng nhất. Với cách khai trận phức tạp và thí cờ đối thủ, Magus Carlsen đánh bại Anand tại giải Bibao Masters. Đây được xem là ván cờ hay nhất trong sự nghiệp của anh khi khiến Anand xin thua ở nước cờ thứ 30.

chi so elo cua magnus carlsen
Chỉ số Elo của Magnus Carlsen tăng lên từng ngày

Tại vòng chung kết Grand Slam cờ vua, Carlsen vô địch giải khi thắng cả hai trận tiebreak trước Caruana. Tháng 11, Magnus Carlsen tham dự trận đấu online với các khán giả và chiến thắng. Sau đó anh tham dự giải đấu biểu diễn Cuadrangualar UNAM. Với lối chơi không có điểm yếu, Carlsen chơi khai trận một cách rất nhanh. Đẩy Judit Polgár vào thế khó, Magnus Carlsen đánh bại Polgár 2-0 ở trận tiebreak giành chiến thắng.

Carlsen tiếp tục vô địch giải London Chess Classic khi đánh bại các kỳ thủ hàng đầu thế giới. Chức vô địch này là chức vô địch lần thứ 3 trong vòng 4 năm của Carlsen. Việc này giúp Elo của anh tăng từ 2848 lên 2861. Điều nay giúp anh phá kỉ lục 13 năm của Kasparov. Nếu xét theo khung bậc elo, đây là một trong những mức elo tốt nhất trong lịch sử cờ vua. Có thể thấy rằng, ông vua trẻ làng cờ đã hoàn thiện bản thân để trở thành kỳ thủ không có điểm yếu nào.

Năm 2013 – Sự thay đổi trong lối chơi

Thay cho lối chơi thần tốc trước đây, Magnus Carlsen dần thiên về thế cuộc tàn cờ với khả năng ứng biến kỳ diệu. Điều mà tất cả những kỳ thủ tài năng thế giới đánh giá cao nhất về ngôi sao Na Uy này là khả năng nắm bắt thế trận. Đặc biệt là việc luôn đảm bảo mình nắm thế thượng phong trên bàn cờ. Chính Kasparov cũng phải thừa nhận cậu học trò có khả năng nhìn rõ ý đồ đối phương. Điều mà chỉ kỳ thủ Anatoly Karpov dám khoe có được.

Tham dự giải cờ vua Curus nhóm A, Magnus Carlsen tiếp tục giành vô địch khi đánh bại Aronian. Tại giải Candidates 2013 diễn ra ở London từ tháng 3 – 4 ở Wijk aan Zee. Carlsen vô địch nhờ hơn Kramnik nhờ chỉ số phụ. Nhờ vậy, anh giành quyền thách đấu Anand cho chức vô địch thế giới. Tại Cup Sinquefield tổ chức vào tháng 9. Carlsen vô địch khi hơn người về nhì Nakamura 1 điểm.

Trận đấu Vô địch Thế giới 2013, Carlsen là người thách đấu đương kim vô địch thế giới Anand. Với sự kết hợp hoàn hảo phong cách của những kỳ thủ số 1 thế giới. Đặc biệt khả năng kết thúc thế cờ tàn đã giúp Carlsen hạ gục Anand. Điều này đã đưa kỳ thủ trẻ người Na Uy lên đỉnh cao nhất thế giới.

uu diem cua magnus
Ưu điểm lớn nhất của Magnus đó chính là khả năng nắm bắt thế trận

Năm 2014 – Dấu ấn viết nên trang sử mới

Đầu năm 2014, Magnus Carlsen tham dự giải cờ vua Zurich. Thắng nội dung cờ chớp và cờ tiêu chuẩn nhưng anh không tốt ở cờ nhanh. Tuy nhiên, với tổng số điểm đạt được, Carlsen vẫn giành được chức vô địch. Sau giải này, anh phá kỷ lục mức Elo cao nhất do chính mình xác lập năm 2013 với mức Elo mới 2881. Sở hữu nhiều kỷ lục từ lúc còn trẻ, song Carlsen chưa có dấu hiệu muốn dừng lại. Với hệ số Elo cao nhất trong lịch sử cờ vua thế giới, nhiều người tự hỏi liệu anh có thể là người đầu tiên chạm ngưỡng 2900?

Trong Giải Cờ chớp và Cờ nhanh thế giới 2014 được diễn ra ở Dubai, Magnus Carlsen đạt kỳ tích thống nhất ba danh hiệu cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp. Đây là điều mà những tượng đài làng cờ như Kasparov, Mikhail Tal, Anatoly Karpov, Anand… chưa từng đạt được.

Với thể lực và tinh thần thép không mệt mỏi, Carlsen đang ngày càng chứng minh vị trí vô địch làng cờ của mình. Có thể thấy rằng, Magnus Carlsen đang viết nên một trang sử mới cho làng cờ thế giới.

Năm 2018 – Vua cờ Magnus Carlsen

Một kỳ thủ đẳng cấp có thể tính trước 10 nước cờ, nhưng với Magnus Carlsen thì anh có thể lên kế hoạch cho cả ván đấu. Điều này thể hiện qua chiến thắng tại giải Grand Chess Tour 2017. Carlsen lần thứ 4 thắng trận tranh ngôi vua cờ, sau khi vượt qua thách đấu với Caruana. Suốt những năm qua, Carlsen vẫn luôn giữ vững được Top đầu thế giới.

magnus chung minh vi tri cua minh
Magnus luôn khẳng định được vị trí quán quân làng cờ của mình

Tại giải Sgamkir Chess 2018, 10 siêu đại kiện tướng với Elo trung bình 2768 quy tụ tại đây. Trong đó có 5 người trong top 10 thế giới. Sau 12 ván cờ tiêu chuẩn đều hòa, Carlsen và Caruana bước vào loạt bốn ván cờ nhanh để tìm ra chủ nhân của ngôi cờ giai đoạn 2018 – 2020. Carlsen kết thúc với quyết định hòa trên thế ưu. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng Caruana có cơ hội lật đổ ngôi vương của anh. Tuy nhiên, Carlsen đã chứng tỏ lý do vì sao anh xứng đáng đứng đầu thế giới suốt nhiều năm qua.

Carlsen cho rằng, trình độ của anh đang có dấu hiệu suy giảm những năm qua. Song kỳ thủ 28 tuổi này đã rất hạnh phúc khi chiến thắng trước đối thủ đáng gờm Caruana.

Năm 2019 – Magnus Carlsen – tượng đài làng cờ

Tham dự Siêu giải đấu Grenke diễn ra vào tháng 4/2019, vua cờ Carlsen Magnus liên tiếp khuynh đảo làng cờ vua khi giành chức vô địch. Đến nay, bất kỳ cao thủ nào cũng có nguy cơ bị đánh bại bởi vua cờ 28 tuổi này. Bại tướng của Carlsen trong tháng 4 này là những kỳ thủ như Ananad, Anish Giri, Serhey Karjakin… Với phong độ khủng khiếp, Margus Carlsen đã vô địch giải Tata Steel Chess lần thứ 7. Bỏ xa người đứng thứ 2 là Anish Giri 1 điểm, điều này giúp điểm elo của Magnus tăng lên 2844 sau giải.

magnus gianh chuc vo dich
Năm 2019, Magnus giành chức vô địch cờ Vua thế giới

Danh hiệu

Trong sự nghiệp thi đấu cờ Vua của mình, Carlsen giành giải Oscar Cờ vua vào các năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Oscar Cờ vua được tạp chí cờ vua Nga “64” trao cho đấu thủ xuất sắc nhất năm. Điều này được thông qua các phiếu bầu từ những nhà phê bình cờ vua, phóng viên và tác giả.

danh hieu cua magnus
Trong sự nghiệp của mình, Magnus đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý

Tờ báo Na Uy “Verdens Gang” đã trao tặng danh hiệu Người của năm cho Carlsen 2 lần. Đó là vào năm 2009 và 2013. Magnus Carlsen cũng được VG trao tặng danh hiệu “Vận động viên của năm” vào năm 2009. Cũng năm đó, Carlsen được trao tặng danh hiệu Folkets Idrettspris – danh hiệu do độc giả bình chọn.

Năm 2011, vua cờ Carlsen được trao giải thưởng Peer Gynt – giải thưởng vinh danh cá nhân/tổ chức có thành tích xuất sắc nhất trong năm. Năm 2012, Magnus tiếp tục được trao tặng giải “Folkets Idrettspris”. Năm 2013, tạp chí Time vinh danh Carlsen là một trong 100 người ảnh hưởng nhất đến thế giới.

Cuộc sống đời tư ngoài cờ Vua

Khác với các kỳ thủ trên thế giới thường xuyên rèn luyện để tăng chỉ số EQ thì Magnus Carlsen lại có niềm đam mê khác. Ngoài những giờ tập luyện với cờ vua, anh rất thích đọc truyện tranh Donald Duck, chơi bóng đá và trượt tuyết. Từ năm 2010, Carlsen trở thành người mẫu cho chiến dịch quảng cáo thu đông của G-Star Raw với diễn viên Liv Tyler. Chiến dịch này được kết hợp với sự kiện “RAW World Chess Challenge” ở Neww York.

magnus lam mau quang cao
Ngoài cờ Vua, Magnus Carlsen còn làm mẫu quảng cáo

Vào năm 2012, Magnus Carlsen xuất hiện trong chương trình “60 Minutes” của CBS và là khách mời của The Colbert Report. Carlsen được chọn là một trong những người đàn ông gọi cảm của năm 2013 bởi tạp chí Cosmopolitan. Tháng 8/2013, Carlsen trở thành đại sứ cho NOrdic Semiconductor.

Kể từ năm 2012, Carlsen là kỳ thủ duy nhất đang thi đấu có một người quản lý riêng toàn thời gian. Espen Agdestein, anh của huấn luyện viên cũ Simen.Vào tháng 2/2014, Carlsen xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo xuân – hè của G-Star Raw cùng diễn viên kiêm người mẫu Lily Cole.

Những ván đấu đáng chú ý

Trong sự nghiệp cầm cờ của mình, Magnus Carlsen đã có những trận đấu kinh điển khiến mãn nhãn người xem. Dưới đây là một số trận đấu cmà vua cờ Magnus làm nên tên tuổi của mình:

Magnus Carlsen vs Garry Kasparov

Trước khi trở thành thầy trò, vua cờ Magnus Carlsen vs Garry Kasparov từng là đối thủ của nhau. Sở hữu chỉ số IQ cao, Magnus đã đánh bại Kasparov trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

>>>>> Các bạn có thể xem lại trận đấu của Magnus với Kasparov ngay dưới đây:

Magnus Carlsen vs Vachier-Lagrave

Vachier Lagrave là đại kiện tướng hàng đầu thế giới hiện naysau vua cờ Magnus. Hiện nay, anh là đương kim vô địch cờ Vua của quốc gia Pháp. Chính vì vậy, việc Magnus Carlsen vs Vachier Lagrave thường xuyên chạm trán tại các giải đấu tranh ngôi vị quán quân là điều hiển nhiên. Dưới đây là một số trận đấu giữa vua cờ Magnus với Vachier các bạn có thể theo dõi:

>>>>> Trận đấu mới nhất của Magnus Carlsen với Vachier Lagrave vào năm 2019:

Magnus Carlsen vs Lê Quang Liêm

Là đại kiện tướng số 1 của cờ Vua Việt Nam, chiến thắng trước đương kim vô địch cờ Vua thế giới là điều người hâm mộ luôn mong mỏi ở Lê Quang Liêm. Tuy nhiên, với khả năng cho phép, Lê Quang Liêm vẫn bị đánh bại bởi đại kiện tướng người Na Uy này. Dưới đây là một số trận chiến giữa vua cờ Magnus Carlsen vs Lê Quang Liêm các bạn có thể theo dõi:

>>>>> Các bạn có thể xem thêm trận đấu giữa đương kim vô địch thế giới và đại kiện tướng số 1 Việt Nam ngay dưới đây:

Levon Aronian vs Magnus Carlsen

Levon Aronian là đại kiện tướng số người Armenia. Anh hiện đang là top những kiện tướng có hệ số Elo cao nhất thế giới. Dưới đây là trận đấu giữa Levon Aronian vs Magnus Carlsen các bạn có thể theo dõi:

>>>> Trận đấu giữa Levon và Magnus tại giải đấu Tata Steel Chess India Rapid 2019:

Trên đây là những thông tin chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của vua cờ Magnus Carlsen. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về “ông hoàng cờ Vua” này. Chúc các bạn có những giây phút giải trí tuyệt vời nhất!