Close sidebar

Top 10 sân vận động lớn nhất thế giới tính tới thời điểm hiện nay

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-4

Các sự kiện thể thao và nhất là bóng đá luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khán giả trên toàn thế giới. Hàng năm, các sự kiện thể thao sẽ được tổ chức tại các sân vận động lớn, đặc biệt là những sự kiện thu hút hàng trăm ngàn lượt người cổ vũ.

Để tìm hiểu rõ hơn về những sân vận động lớn nhất thế giới. hãy cùng theo dõi danh sách 10 sân vận động lớn nhất của chúng tôi dựa trên sức chứa chỗ ngồi. Chắc chắn sẽ khiến mọi người ngạc nhiên

  1. Nội dung chính

    Sân vận động Rungrado 1st of May, Hàn Quốc

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-7
Sân vận động Rungrado 1st of May

Được xây dựng vào năm 1989, sân vận động của Hàn Quốc có sức chứa hơn 150.000 người và cũng là sân vận động lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Sân vận động hình bầu dục làm say mê khán giả với chỗ ngồi thoải mái để theo dõi các sự kiện. Các sự kiện phổ biến nhất là bóng đá, đấu vật, thể dục dụng cụ và biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt là chuỗi sự kiện thể thao Wrestling Championship và New Japan Pro Wrestling kéo dài hai ngày một đêm, sân vận động đã đạt kỷ lục với số khán giả tham dự lần lượt là 150.000 và 190.000 người.

  1. Sân vận động Salt Lake, Ấn Độ]

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-8
Sân vận động Salt Lake

Sân vận động này ban đầu được xây dựng vào năm 1984 và được cải tạo gần đây vào năm 2011. Sức chứa chỗ ngồi được tăng cường để chứa 120.000 khán giả. Đây là sân vận động bóng đá lớn thứ hai trên thế giới và lớn nhất ở Ấn Độ. Vào năm 1997, hơn 137.000 khán giả đã theo dõi trận bóng đá Bán kết Cúp Liên đoàn

 giữa các đội Mohun Bagan và Đông Bengal. Kể từ khi thành lập, sân vận động trở 

nên phổ biến là nơi diễn ra một số giải bóng đá, các trận đấu quốc gia và quốc tế, bao gồm FIFA World Cup vào năm 1986. Ngoài phục vụ các hoạt động thể thao như bóng đá, sân vận động còn được sử dụng làm sân khấu cho các sự kiện âm nhạc & văn hóa.

👉 Xem thêm: League Cup là gì? Tại sao nó quan trọng ở những giải Ngoại Hạng Anh
  1. Sân vận động Michigan, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-4
Sân vận động Michigan

Là một trong những sân vận động nổi tiếng ở Mỹ, sân vận động Michigan được xây dựng vào năm 1927 với chi phí 1,4 triệu đô la và có sức chứa hơn 113.000 người, theo báo cáo của Daily Telegraph. Có biệt danh là ‘The Big House’, sân vận động là nhà của đội bóng đá Wolverines ,Michigan. 

Sức chứa kỉ lục nhất mà sân vận động này có được là 100.000 khán giả cho tất cả các trận bóng đá kể từ năm 1975. Cho đến nay, hơn 200 trận bóng đá của câu lập bộ đã được diễn ra tại đây. Đặc biệt sân vận động này cũng đạt được kỷ lục về việc thu hút lượng lớn đám đông tham dự theo NHL Winter Classic năm 2014 và nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp tại thành phố Michigan.

  1. Sân vận động Beaver, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi
Sân vận động Beaver

Nằm ở Pennsylvania, sân vận động Beaver là một trong những sân vận động lâu đời nhất ở Mỹ. Sân vận động lớn thứ hai ở Mỹ và lớn thứ tư trên thế giới. Được đặt theo tên của Thống đốc Pennsylvania. 

Sân vận động này thuộc sở hữu của Đại học bang Pennsylvania, ban đầu được xây dựng vào năm 1909 và sau đó được mở rộng để tổ chức các chương trình lớn hơn. Nittany Lions, đội bóng đá của Đại học bang Pennsylvania đã từng vô địch trên sân nhà Beaver. Trận đấu bóng đá giữa đội chủ nhà và Nebraska đã thu hút số lượng khán giả tối đa là 110.753 người..

  1. Sân vận động  Estio Azteca, Mexico

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-2
Sân vận động Estio Azteca

Sân vận động  Estio Azteca nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Mexico.được xem là một trong những sân vận động bóng đá nổi tiếng và mang tính biểu tượng trên thế giới. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1996 với sức chứa 80.000 chỗ ngồi và được cải tạo để chứa hơn 105.000 khán giả. 

Sân vận động được sử dụng cho các trận đấu bóng đá của Club America, đội bóng đá quốc gia Mexico. Sân vận động đã tổ chức 2 trận chung kết FIFA World Cup vào năm 1970 và 1986. Sân vận động này còn là nơi diễn ra trận tứ kết năm 1986 giữa Argentina và Anh, với sự góp mặt của “Ngôi sao Thế kỷ” Maradona.

  1. Sân vận động Ohio, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-6
Sân vận động Ohio

Là sân nhà của đội bóng đá Buckeyes của Đại học tiểu bang Ohio, Sân vận động Ohio có sức chứa 104.000 khán giả. Còn được gọi là ‘Móng ngựa’ hay chỉ là ‘Chiếc giày’, sân vận động đã chứng kiến ​​các trận đấu bóng đá quốc gia kể từ năm 1922. 

Trong hai thập kỷ qua, sân vận động này cũng đã tổ chức một số buổi hòa nhạc như Pink Floyd, Elton John, U2, Rolling Stones, v.v. Vào năm 2014, hệ thống đền nâng cấp đã được lắp đặt bên trong sân bóng đá để chơi các trận đấu đêm. Đó là một cảnh tượng tuyệt vời khi bạn có thể thưởng thức những trận bóng hấp dẫn về đêm. 

  1. Sân vận động Kyle Field, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-3
Sân vận động Kyle Field

Là một trong 10 sân vận động lớn nhất thế giới. Sân vận động động Kyle Field được xây dựng vào năm 1927, tại khuôn viên Texas A & M University, Texas. Đây là ngôi nhà của đội bóng bầu dục Aggie Texas A & M và có sức chứa 102.500 người. 

Sân vận động bóng đá được đặt theo tên của người sáng lập, E.K. Kyle, người từng tốt nghiệp tại Texas A & M. Đồng thời là nhà tiên phong trong việc thúc đẩy các hoạt động thể thao sôi nổi diễn ra ở trường học. 

  1. Sân vận động Neyland, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-5
Sân vận động Neyland

Được đặt theo tên của Robert Neyland, huấn luyện viên bóng đá của Đại học Tennessee, sân vận động có sức chứa 102.000 khán giả. Sân vận động cũng tổ chức các hội nghị quốc gia và đây là sân nhà của Liên đoàn bóng đá quốc gia. 

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1921, sân vận động được The Sports News đánh giá là sân vận động số 1 vào năm 2001. Đồng thời, sân vận động Neyland còn nhận được vinh dự là nơi tổ chức FIFA World Cup 2018 và 2022.

  1. Sân vận động Tiger, Hoa Kỳ

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-9
Sân vận động Tiger

Sân vận động Tiger được xây dựng vào năm 1924 tại Louisiana, Hoa Kỳ với sức chứa ban đầu khá nhỏ, chỉ khoảng 12.000 khán giả. Tuy nhiên, sau khi cải tạo, công suất đã được tăng lên để chứa gần 101.000 khán giả. Đây cũng là sân nhà của đội bóng đá LSU và nằm trong Đại học bang Louisiana. 

Sân vận động này cũng được biết đến với tên gọi khác là ‘Death Valley’-‘Thung lũng Chết’, vì rất khó để cho các đối thủ có để đánh bại đội chủ nhà ngay trên sân. Với hệ thống đèn chiếu sáng hỗ trợ tuyệt vời, đây cũng là nơi lý tưởng để tổ chức các trận bóng cũng như sự kiện về đêm. 

  1. Sân vận động Darrell K Royal-Texas Memorial -Texas

san-van-dong-lon-nhat-the-gioi-1
Sân vận động Darrell K Royal-Texas Memorial

Được xây dựng vào năm 1924, sân vận động ban đầu là Đài tưởng niệm chiến tranh và do đó có tên là Darrell K Royal-Texas Memorial. Sau khi trải qua nhiều lần cải tạo và nâng cấp, sân vận động hiện có thể chứa hơn 100.000 khán giả. Sân vận động này là sân vận động lớn thứ 10 trong danh sách 10 sân vận động lớn nhất thế giới, đồng thời là một phần của Đại học Texas, Austin và là nhà của Đội bóng đá Austin Longhorn. 

Đây là sân vận động lớn thứ tám ở Hoa Kỳ. Năm 1996, sân vận động chính thức được đặt theo tên Darrell K Royal của Quân đoàn Hoa Kỳ, người đã góp phần làm nên chiến thắng của Đội bóng đá Texas trong rất nhiều trận đấu quan trọng trên cương vị là một huấn luyện viên.

Kết Luận

Là một phần quan trọng trong các giải đấu lớn cũng như các hoạt động thể thao, các sân vận động cũng được xem là những chứng nhân lịch sử nơi ghi nhận những trận đấu hấp dẫn nhất từ trước tới nay trong làng thể thao thế giới. Hy vọng rằng, với những chia  sẻ trên đây của chúng tôi về những sân vận động lớn nhất thế giới, đã giúp bạn có thể những thông tin hữu ích. Nhất là với những người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt.

Theo: Congdongfifa.com

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.