Close sidebar

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 1

Trong bóng đá hầu như trận nào cũng xuất hiện tình huống dẫn đến phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ. Vậy thực chất thẻ vàng là gì? Vì sao có sự ra đời của thẻ vàng? Hãy cùng Congdongfifa.com tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Thẻ vàng là gì?

Thẻ vàng là hình phạt cho cầu thủ bóng đá khi họ phạm lỗi. Các lỗi phổ biến của cầu thủ khiến họ dễ bị nhận thẻ vàng đó là: câu giờ, đẩy người, kéo áo. Trường hợp bị phạt thẻ vàng, đối thủ được hưởng 1 quả đá phạt trực tiếp hoặc 1 quả penalty nếu bị phạm lỗi trong khu vực cấm địa.

Chú ý: Cầu thủ bị phạt hai thẻ vàng (2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ) hoặc nhận thẻ đỏ trực tiếp sẽ bị truất quyền thi đấu ngay lập tức.

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 2Thẻ vàng trong bóng đá

Sự ra đời của thẻ vàng trong bóng đá

Trước khi thẻ vàng được phát minh ra, không có hình thức rõ ràng nào để phạt lỗi cầu thủ trên sân. Mỗi khi trọng tài muốn cảnh cáo cầu thủ thì phải gọi người đó lại và nói “Tôi cảnh cáo anh vì lỗi …!”, rồi sau đó báo cho đội trưởng biết. Điều này làm nảy sinh khó khăn khi cầu thủ và trọng tài sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Dẫn đến tình trạng bất đồng trên sân, khán giả cũng không hiểu được chuyện gì đang xảy ra.

Ken Aston khi đó đang làm giám sát trọng tài liền nảy ra ý tưởng thẻ vàng nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề trên. Ông từng chia sẻ rằng với FIFA rằng: “Khi nhìn thấy cột đèn tín hiệu giao thông, mọi thứ hiện ra với tôi. Vàng: cảnh cáo và nhẹ nhàng, đỏ: chấm hết, rời sân”. Từ đó thẻ vàng, thẻ đỏ chính thức dần được sử dụng trong các trận đấu bóng đá.

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 3Chân dung người phát minh ra thẻ vàng – Ken Aston

Ý nghĩa thẻ vàng trong bóng đá

Khi trọng tài rút thẻ vàng ra có nghĩa đây là một lời cảnh cáo dành cho cầu thủ. Nếu là lần đầu tiên nhận thẻ vàng trong trận đấu, cầu thủ đó vẫn có thể tiếp tục chơi bóng. Tuy nhiên khi phải nhận thẻ vàng thứ hai đồng nghĩa với 1 thẻ đỏ, cầu thủ sẽ bị đuổi khỏi sân, đồng thời đội bóng đó không được thay cầu thủ dự bị vào.

Ở những giải đấu lớn như World Cup hay Euro, luật thẻ vàng sẽ khắt khe hơn. Thẻ vàng có thể xem như một lời cảnh cáo trong trận đấu. Cầu thủ nhận thẻ vàng khi có pha phạm lỗi với cầu thủ đội bạn. Trường hợp cầu thủ bị phạt thẻ vàng 2 ở 2 trận đấu khác nhau thì sẽ bị cấm thi đấu ở trận đấu kế tiếp (ngay sau trận đấu bị nhận thẻ vàng thứ 2).

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các lỗi bị phạt thẻ vàng trong bóng đá

Theo luật thẻ vàng trong bóng đá, các hành vi phạm lỗi dễ dẫn đến bị “ăn” thẻ vàng từ trọng tài đó là:

  • Có những hành vi phi thể thao.
  • Có những lời lẽ, hành động phản ứng lại các quyết định của trọng tài.
  • Cầu thủ liên tiếp phạm lỗi.
  • Có hành vi cố tình câu giờ, trì hoãn trận đấu.
  • Cầu thủ không đứng đúng khoảng cách trong những quả đá phạt.
  • Cầu thủ ra vào sân tùy tiện mà chưa có sự cho phép từ trọng tài.
  • Cầu thủ cởi áo khi thay người (chân vẫn đặt trong phạm vi sân bóng).

Cách tính thẻ vàng trong bóng đá

Thẻ vàng được tính như thế nào trong bóng đá? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng đi sâu, tìm hiểu chi tiết quy định tính thẻ vàng trong hai trường hợp: trong trận đấu và trong giải đấu. Bên cạnh đó, cách tính thẻ còn phụ thuộc vào phạm vi, tính chất và tầm quan trọng của mỗi giải đấu khác nhau.

Trong trận đấu

Trong mỗi trận đấu, một cầu thủ được phép nhận tối đa 2 thẻ vàng. Khi nhận 1 thẻ vàng, cầu thủ vẫn được tiếp tục thi đấu trên sân. Khi phải nhận thêm 1 thẻ vàng nữa (tổng cộng là 2 thẻ vàng) bằng với 1 thẻ đỏ, cầu thủ ngay lập tức mất quyền thi đấu và rời khỏi sân.

Trường hợp cầu thủ đã bị phạt 1 thẻ vàng trước đó phải nhận tiếp thẻ vàng lần thứ 2 ở trận đấu tiếp theo, cùng một mùa giải thì khi đó số thẻ vàng sẽ được cộng dồn và tính theo cách tính thẻ vàng trong giải đấu bóng đá.

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 4Bị phạt 2 thẻ vàng sẽ tương đương với 1 thẻ đỏ

Trong giải đấu

Luật thẻ vàng bóng đá trong giải đấu có cách tính như sau: nếu một cầu thủ phải nhận 3 thẻ vàng đồng nghĩa với 1 thẻ đỏ. Cầu thủ đó sẽ không được thi đấu trong các trận đấu tiếp theo.

Sau khi chịu xong án phạt tạm dừng thi đấu, cầu thủ sẽ được xóa 3 thẻ vàng và có thể chơi bóng trở lại bình thường. Trường hợp đặc biệt, nếu cầu thủ bị phạt thẻ vàng thứ 3 ở trận đấu cuối cùng của mùa giải thì sao? Khi đó, cầu thủ này sẽ không được thi đấu ở trận đầu tiên của mùa giải tiếp theo.

Đến tháng 4/2018, FIFA ra thông báo thảo luận về dự luật sử dụng phạt thẻ vàng, thẻ đỏ cho cả huấn luyện viên của đội bóng. Sau khi FA, LĐBĐ Anh áp dụng thành công hình thức phạt này trong giải đấu Ngoại Hàng Anh – Premier League, đến ngày 1/6/2019 FIFA chính thức tuyên bố điều luật này phải được thực thi toàn cầu. Các HLV cũng như các cầu thủ, nhẹ sẽ bị nhắc nhở, nặng hơn chút sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo, nếu nhận 2 thẻ vàng cảnh cáo hoặc nhận thẻ đỏ sẽ bị truất quyền chỉ đạo, không được đứng trên sân nhắc nhở học trò. Các hành vi khiến HLV dễ “ăn” thẻ bao gồm: công kích trọng tài; đá, ném chai nước; vỗ tay châm biếm hay cợt nhả…

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 5Huấn luyện viên cũng có thể bị phạt thẻ khi phạm lỗi

Thẻ vàng và những điều có thể bạn chưa biết

Không phải chỉ có phạm lỗi với cầu thủ đội bạn thì cầu thủ mới bị phạt thẻ vàng. Hành vi phổ biến mà ai là fan hâm mộ trái bóng tròn cũng đều biết đó là cầu thủ không được phép cởi áo ăn mừng trên sân. Hay các cầu thủ ngoài án phạt treo giò thì còn bị phạt tiền khi nhận thẻ và còn nhiều hơn nữa. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ ngay dưới đây.

Bao nhiêu thẻ vàng thì bị treo giò?

Khi nhận 2 thẻ vàng trong 2 trận đấu liên tiếp sẽ bị treo giò, thông thường là cấm thi đấu 1 trận, có một số trường hợp cá biệt sẽ bị treo giò khoảng 2 trận.

Tại sao cởi áo bị phạt thẻ vàng?

Ngày 22/6/2004, FIFA ra thông báo về Điều luật 12 đã nêu rõ: “Một cầu thủ cởi áo sau khi ghi bàn sẽ bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao.” Và để rõ ràng, minh bạch, FIFA quy định rằng một người được coi là cởi áo khi áo đấu bị kéo qua đầu.

Điều luật này ra đời để ngăn việc các cầu thủ lợi dụng việc cởi áo ăn mừng để tuyên truyền những thông điệp phi thể thao đã được họ ghi sẵn trên chiếc áo họ mặc bên trong. Mọi thông điệp về tôn giáo, chính tri hay thậm chí là logo quảng cáo nhãn hàng đều không được phép. Bên cạnh đó, hành động cởi trần trong một số nền văn hóa các nước khác nhau được xem là không phù hợp.

Những điều cần biết về thẻ vàng trong bóng đá 6Cầu thủ không được phép cởi áo ăn mừng nếu không muốn nhận thẻ phạt

Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp bị phạt thẻ vàng vì cởi áo, đặc biệt có thể kể đến như: Robbie Fowler, cầu thủ khoác áo cho Pháo thủ đã bị phạt rất nặng khi cố tình vạch áo để lộ thông điệp nói về cuộc đình công ở Anh. Hay trường hợp cầu thủ Nicklas Bendtner đã phải bỏ ra 80,000 bảng nộp phạt khi để lộ hình ảnh “quảng cáo” cho hãng đồ lót Calvin Klein tại EURO 2012 ngay trên sân cỏ.

Bị thẻ vàng phạt bao nhiêu tiền?

Tuy từng khu vực sẽ có quy định mức tiền phạt khi bị nhật thẻ vàng. Đối với Việt Nam, cầu thủ sẽ phải nộp phạt 500.000VNĐ/1 thẻ vàng và 1.500.000VNĐ/2 thẻ vàng. Mức phạt này được áp dụng ở các giải đấu cao nhất của quốc gia như: V – League, Cup quốc gia, Siêu Cup quốc gia,…

Tại giải đấu hấp dẫn bậc nhất nước Anh – Premier League, một thẻ vàng tương ứng với 4.000 bảng Anh (khoảng 119.000.000VNĐ), con số lớn hơn rất nhiều lần so với ở Việt Nam.

Thẻ vàng đầu tiên được sử dụng tại World Cup vào năm nào?

Thẻ vàng đầu tiên được sử dụng tại World Cup năm 1970 tổ chức tại Mexico. Từ đó trở đi, FIFA cũng cho áp dụng hình thức phạt thẻ vàng, đỏ trên khắc các trận bóng điễn ra trên toàn thế giới.

Thẻ vàng ra đời giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề về tính công bằng, minh bạch trong bóng đá. Mong rằng, thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về sự ra đời của chiếc thẻ vàng và những luật lệ, tin tức thú vị xoay quanh. Đừng quên truy cập vào Blog bóng đá của trang website Congdongfifa.com để cập nhật nhiều bài viết mới nhất về bóng đá, thể thao mỗi ngày!

 

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem