Cờ tướng từ lâu đã trở thành một bộ môn trí tuệ thu hút đông đảo người chơi. Dù già trẻ lớn bé ai cũng đều có thể chơi được cờ tướng. Tuy nhiên muốn chơi cờ tướng, trước hết bạn phải nắm rõ được các thuật ngữ cờ tướng cờ bản. Bài viết sau đây Congdongfifa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ được sử dụng trong cờ tướng.

Nội dung chính

Thuật ngữ cơ bản của cờ tướng dành cho người mới chơi

Đối với một người mới bắt đầu chơi cờ tướng, thì việc học các thuật ngữ rất quan trọng. Các thuật ngữ cờ tướng cơ bản dưới dây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn này:

Thuật ngữ di chuyển trong cờ tướng

Một số luật di chuyển các quân cờ như sau:
1. Tướng: Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc và luôn ở trong phạm vi cung
2. Sĩ: Đi chéo, mỗi nước một ô và luôn ở trong “Cung” giống như Tướng.
3. Tượng: Đi chéo 2 ô mỗi nước, đi ngang hoặc dọc. Tượng không được phép qua sông sang bàn cờ của đối phương.
4. Xe: Đi ngang hoặc dọc khắp bàn cờ miễn không có quân khác cản trên đường đi.
5. Mã: Đi ngang 2 ô và đi dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và đi ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.Nếu có quân khác nằm cạnh mã và cản đường ngang 2 hoặc cản đường dọc 2, thì mã không được đi đường đó.
6. Pháo: Đi ngang hoặc dọc giống như Xe. Điểm khác là khi Pháo muốn ăn quân của đối phương thì giữa Pháo và quân muốn ăn phải có quân cản ở giữa.
7. Tốt: Đi mỗi nước một ô. Nếu Tốt chưa qua sông thì chỉ được đi thẳng tiến. Khi đã vượt qua sông có thể đi ngang hoặc đi thẳng tiến, mỗi nước một ô.
8. Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí đang đứng của quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
9. Chống tướng: 2 tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa.Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ.
Những thuật ngữ di chuyển trong cờ tướng
Những thuật ngữ di chuyển trong cờ tướng

Thuật ngữ vị trí trên bàn cờ

Để hiểu được các thuật ngữ cờ tướng về vị trí của các quân trên bàn cờ. Người chơi phải hiểu được ký hiệu của các vị trí trên bàn cờ như sau:
Bàn cờ tướng được đánh số từ 1-9 đường dọc và các đường ngang được gọi là là tuyến đường cho hai bên người chơi.
Đường dọc là vị trí các đường được ký hiệu bằng các chữ số hệ thập phân hoặc chữ số Trung Quốc từ 1-9. Tất cả được sắp xếp từ trái qua phải
Đường ngang được ký hiệu bằng tên các tuyến. Mỗi bên gồm có 5 tuyến, bao gồm các tuyến hà và tuyến đáy.
Theo thuật ngữ cờ tướng, thì các quân cờ có những nước đi như sau:
  • Dấu chấm (.) là tấn
  • Dấu gạch ngang (-) là bình
  • Dấu gạch chéo (/) là thoái

Các quân cờ được viết tắt như sau:

  • Tướng là Tg
  • Sĩ là S
  • Tượng là T
  • Xe là X
  • Pháo là P
  • Mã là M
  • Tốt (Binh) là B
Vị trí của các quân cờ trên bàn cờ tướng
Vị trí của các quân cờ trên bàn cờ tướng

Thuật ngữ các giai đoạn của ván cờ

Trong cờ tướng có ba giai đoạn như sau: Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Người chơi cũng cần phải nắm rõ các thuật ngữ cờ tướng ở ba giai đoạn này.

Với sự phát triển của xã hội ngày này hình xăm không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Bởi hình xăm cờ tướng mang ý nghĩa tâm linh. Hãy tìm hiểu về nó ngay bài viết để biết chi tiết.

Khai cuộc

Đây là giai đoạn bao gồm 5-12 nước đầu tiên. Theo những chuyên gia thì giai đoạn khai cuộc đóng góp đến 40% khả năng chiến thắng của ván cờ.

Trung cuộc

Trung cuộc là giai đoạn căng thẳng và quyết luyệt nhất. Các thế cờ sẽ liên tục được hai bên đánh ra nhằm gạ gục đối phương. Có những thế trận chủ yếu sau được sử dụng trong giai đoạn trung cuộc:

  • Bắt đôi
  • Nội kích
  • Kích thẳng vào Tướng
  • Tả hữu giáp công
  • Chiếu tướng bắt quân
  • Điệu hổ ly sơn
  • Dẫn dụ
  • Tạo ách tắc
  • Ngăn trở, chia cắt
  • Khống chế
  • Dịch chuyển
  • Bao vây
  • Trợ sức
  • Vu hồi
  • Qua lại
  • Quấy nhiễu
  • Vây điểm diệt viện
  • Nước đợi chờ
  • Giam quân
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại
  • Vừa đỡ vừa trả đòn

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn quyết định thắng thua của ván cờ. Lúc này các quân cờ trên bàn cờ rất ít. Người ta chia tàn cuộc thành ba loại sau đây:

1. Cờ tàn thực dụng: Đây là loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng.
2. Cờ tàn thực chiến: Thể loại này rất  phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng
3. Cờ tàn nghệ thuật loài: Đối với thế cờ này các quân được sắp xếp tạo thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.
Các giai đoạn trong một ván cờ tướng
Các giai đoạn trong một ván cờ tướng

Các thuật ngữ cờ tướng tiếng Hoa qua dịch thuật

Ngoài những thuật ngữ cờ tướng ở trên, người chơi cũng nên tham khảo một số thuật ngữ tiếng Hoa đã được dịch thuật. Khi hiểu rõ được các thuật ngữ này, sẽ giúp người chơi hiểu rõ hơn các thế trận cờ xưa. Dưới đây là một số thuật ngữ tiếng Hoa phổ biến:

  1. Thí quân: Dùng để chỉ hành động cố ý để đối phương ăn một hoặc nhiều quân nhưng không có tác dụng gì cho tận đấu.
  2. Vây khốn: Đây là chiến thuật khi thu hẹp việc di chuyển một quân nào đó của đối phương cho đến khi nó hết tác dụng.
  3. Giam nhốt: Giam nhốt tương tự như Vây khốn nhưng có vòng vây nhỏ hơn khiến cho quân cờ của đối phương bị ép chặt hơn.
  4. Ngăn chặn: Là cách người chơi dùng quân cờ của mình để khiến đối phương không thể di chuyển
  5. Thiểm lộ: Chiến thuật này ẩn chứa một sức mạnh rất lớn có thể rút được tiền xe và hậu pháo
  6. Không chế: Người chơi sẽ tập trung bảo vệ các cứ điểm quan trọng tránh đối phương tấn công vào
  7. Giằng khóa: Là chiến thuật được dùng để làm cho các quân của đối phương rơi vào thế bị động

Bài viết tổng hợp danh sách các địa chỉ các quán cafe cờ tướng, dành riêng cho tất cả các anh em chơi cờ tướng có thể dễ dàng tìm đến nhé.

Khi không hiểu rõ các khái niệm và hình thức chơi cờ tướng thì bạn sẽ không thể chơi tốt được. Chắc hẳn rằng với những thuật ngữ cờ tướng trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bộ môn trí tuệ này. Hãy thường xuyên theo dõi Congdongfifa để biết thêm những kiến thức về cờ tướng nhé.