Close sidebar

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp 1

Trong bóng đá, một đội bóng sẽ được hưởng những quả đá phạt khi cầu thủ đối phương mắc lỗi. Đá phạt trực tiếp thì đã quá quen thuộc, nhưng chắc chưa nhiều người trong chúng ta nắm rõ luật đá phạt gián tiếp quy định những gì và áp dụng khi nào. Hãy cùng Congdongfifa.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và phân biệt 2 loại đá phạt này!

Nội dung chính

Phạt gián tiếp là gì?

Hiểu một cách đơn giản, phạt gián tiếp ngược lại so với phạt trực tiếp và được thổi trong những tình huống khác với phạt trực tiếp.

Đối với một quả phạt trực tiếp, cầu thủ thực hiện có thể phối hợp hoặc đá thẳng vào khung thành và bàn thắng sẽ được công nhận. Còn đối với phạt gián tiếp, muốn bàn thắng được công nhận, một cầu thủ khác phải chạm bóng sau khi quả phạt đã được thực hiện. Nếu bóng đi thẳng vào lưới khi quả phạt gián tiếp được thực hiện, bàn thắng sẽ không được công nhận và đội bị thủng lưới sẽ được phát bóng lên.

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp 2Đá phạt gián tiếp khác với trực tiếp khi bóng đi thẳng vào lưới

Luật đá phạt gián tiếp chuẩn Quốc tế

Phạt gián tiếp cũng được quy định cụ thể trong luật giống như đối với phạt trực tiếp, nhưng áp dụng cho những lỗi khác và nếu bóng đi thẳng vào lưới thì cũng có những cách xử lý khác.

Ký hiệu phạt gián tiếp từ trọng tài

Khi thổi phạt gián tiếp, trọng tài chính sẽ giơ thẳng cánh tay lên cao qua đầu và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã được thực hiện xong và bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài sân. Đối với phạt trực tiếp, trọng tài sẽ giơ tay sang ngang.

>> Penalty là gì? Tìm hiểu luật đá Penalty mới nhất <<

Những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá

Nếu như những lỗi phạt trực tiếp là khi cầu thủ để bóng chạm tay hoặc phạm các lỗi nghiêm trọng thì phạt gián tiếp được áp dụng cho những lỗi ít nghiêm trọng hơn. Quả phạt sẽ được thực hiện ngay tại địa điểm phạm lỗi (cả ở bên trong vòng cấm địa).

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp 3Phạt gián tiếp được thổi khi mắc những lỗi ít nghiêm trọng hơn

Lỗi đến từ thủ môn

Một đội bóng sẽ bị thổi đá phạt gián tiếp nếu thủ môn của họ phạm phải những lỗi sau trong vòng cấm địa của đội nhà:

  • Giữ bóng trong tay quá 6 giây mà không đưa bóng vào cuộc.
  • Dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng sau khi đã đưa bóng vào cuộc mà bóng chưa chạm một cầu thủ nào khác.
  • Dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng khi đồng đội cố tình chuyền về bằng chân.
  • Dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng khi đồng đội ném biên về.
  • Chạm vào bóng mà không bắt lại dứt khoát khi cầu thủ đối phương có ý định cướp bóng.

Lỗi từ các cầu thủ thi đấu còn lại

Ngoài lỗi của thủ môn, các cầu thủ khác trên sân khi vi phạm những lỗi sau sẽ khiến đội nhà phải chịu phạt gián tiếp:

  • Rơi vào thế việt vị.
  • Phạm lỗi nguy hiểm nhưng chưa tới mức độ nghiêm trọng như các lỗi bị thổi phạt trực tiếp.
  • Ngăn cản thủ môn đối phương đưa bóng vào cuộc.
  • Đá hoặc có ý định đá vào bóng khi thủ môn đối phương đang đưa bóng vào cuộc.
  • Cản đường chạy của đối phương.
  • Có cử chỉ hoặc lời lẽ mang tính xúc phạm với trọng tài và các cầu thủ khác.
  • Cầu thủ đá phạt 11m chạm vào bóng lần thứ hai khi bóng chưa chạm cầu thủ nào khác.

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp 4Bàn thắng ghi từ quả phạt gián tiếp chỉ được công nhận khi bóng đã chạm cầu thủ khác

Quy định về bóng vào gôn khi đá phạt gián tiếp

Nếu như với đá phạt trực tiếp, bàn thắng sẽ được công nhận khi bóng vào khung thành, thì đối với đá phạt gián tiếp, sẽ có nhiều trường hợp xảy ra:

  • Nếu bóng bay thẳng vào khung thành mà không chạm ai, bàn thắng không được công nhận, đội bị thủng lưới sẽ được phát bóng lên.
  • Bóng vào khung thành sau khi đã chạm một cầu thủ khác, bàn thắng được công nhận.
  • Trường hợp ít xảy ra là bóng bay thẳng vào lưới nhà sau quả đá phạt gián tiếp, đội đó sẽ không nhận bàn thua mà đối phương sẽ được hưởng phạt góc.

Kỹ thuật đá phạt gián tiếp trong vòng cấm

Do phạt gián tiếp có thể được thổi ở bất cứ vị trí nào trên sân nên cách thực hiện sẽ khác nhau tùy vào ở ngoài hay bên trong vòng cấm địa.

Ở ngoài vòng cấm địa, cầu thủ thực hiện có thể chuyền bóng hoặc treo bóng bổng vào cho đồng đội dứt điểm.

Khi đá phạt gián tiếp trong vòng cấm, với cự ly quá sát khung thành và thường sẽ có gần như cả đội đối phương lùi về phòng ngự che kín gôn thì cầu thủ thực hiện thường chỉ chuyền nhẹ sang cho đồng đội dứt điểm.

Khám phá luật đá phạt gián tiếp và Kỹ thuật đá phạt gián tiếp 5Luật đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Phân biệt đá phạt Trực tiếp và Gián tiếp

Giữa đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Đá phạt trực tiếp Đá phạt gián tiếp
Có thể sút trực tiếp vào khung thành để ghi bàn Bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng đã chạm cầu thủ khác
Bị thổi khi phạm các lỗi nghiêm trọng Bị thổi khi phạm các lỗi ít nghiêm trọng hơn
Không thể được thực hiện trong vòng cấm (nếu phạm lỗi sẽ thổi penalty) Có thể được thực hiện trong vòng cấm
Đá vào lưới nhà sẽ nhận bàn thua Đá vào lưới nhà thì đối phương sẽ được hưởng phạt góc

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ phạt gián tiếp trong bóng đá là gì, các quy định trong luật đá phạt gián tiếp và phân biệt nó với đá phạt trực tiếp. Tình huống này có thể đem lại rất nhiều bất ngờ thú vị trong bóng đá. Các bạn có thể xem thêm tại Blog bóng đá của trang website Congdongfifa.com để thêm hiểu về môn thể thao mình yêu thích này!

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem