Close sidebar

Đội tuyển Qatar – Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar

Đội tuyển Qatar - Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar 1

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar không phải là một đội bóng mạnh trên thế giới nhưng sở hữu nguồn lực kinh tế lớn để đầu tư cho bóng đá. Họ cũng được biết đến với tư cách đội chủ nhà của World Cup 2022 – kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức vào mùa đông chứ không phải mùa hè. Hãy cùng Congdongfifa tìm hiểu về ẩn số thú vị của Cúp thế giới sắp tới này!

Nội dung chính

Tổng quan về Đội tuyển Qatar

  • Biệt danh: Annabi (màu nâu sẫm)
  • Hiệp hội: Liên đoàn bóng đá Qatar (QFA)
  • Liên đoàn châu lục: Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF)
  • Sân nhà: Sân vận động quốc tế Khalifa và sân vận động Jassim Bin Hamad
  • Mã FIFA: QAT
  • Trang phục chính hiện tại: Áo, quần và tất đều màu nâu sẫm
  • Trang phục phụ hiện tại: Áo, quần và tất đều màu trắng
  • Xếp hạng FIFA: thứ 55 (tính đến tháng 6/2020)

Đội tuyển Qatar - Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar 2
Biệt danh của đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar cũng chính là sắc áo của họ

Đội tuyển Qatar nhận được nhiều sự chú ý hơn khi quốc gia này sẽ là chủ nhà của World Cup 2022. Đây là lần đầu tiên đội tuyển chủ nhà chưa từng tham dự một kỳ World Cup nào trước đó, kể từ sau đội tuyển Ý ở World Cup 1934, và là lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập đăng cai một kỳ World Cup.

Lịch sử của bóng đá Qatar

Nền bóng đá Qatar đã có quá trình 80 năm phát triển và hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ để thay đổi diện mạo của mình, hướng tới tham vọng đạt kết quả tốt nhất tại World Cup 2022.

Trước năm 1970

Bóng đá du nhập vào Qatar cùng trong khoảng thời gian mới phát hiện trữ lượng dầu mỏ ở Dukhan vào năm 1940. Đến năm 1948, các công nhân dầu mỏ nước ngoài đã chơi trận bóng đá chính thức đầu tiên ở Qatar. Liên đoàn bóng đá Qatar (QFA) được thành lập vào năm 1960 và gia nhập FIFA vào năm 1970. Cùng trong giai đoạn này, Liên đoàn bóng đá Bahrain đã vạch ra kế hoạch thành lập một giải đấu bóng đá trong khu vực. Kế hoạch này đã trở thành hiện thực vào tháng 3 năm 1970, và Arabian Gulf Cup (Cúp bóng đá Vịnh Ả Rập) đã được thành lập.

Từ năm 1970 đến năm 1980

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar đã chơi trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 27 tháng 3 năm 1970, gặp đối thủ là đội chủ nhà Bahrain. Trong trận đấu này, họ đã để thua với tỷ số 1-2, và Mubarak Faraj là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất. Đội tuyển Qatar mới thành lập và còn non trẻ đã phải nhận kết quả tệ hại trong kỳ Gulf Cup đầu tiên, khi xếp ở vị trí cuối cùng với một điểm duy nhất, điểm số giành được sau trận hòa 1-1 với Ả Rập Xê Út trong trận đấu cuối cùng của mình.

Trong kỳ Gulf Cup tiếp theo diễn ra vào năm 1972, Qatar một lần nữa xếp hạng chót sau khi phải chịu 3 thất bại liên tiếp. Gulf Cup 1974 đã chứng kiến phần nào đó là bước đột phá cho Qatar, khi họ giành được trận thắng đầu tiên với chiến thắng 4-0 trước Oman. Qatar thua Ả Rập Xê Út ở Bán kết nhưng đã giành được vị trí thứ 3 sau khi chiến thắng trong loạt sút luân lưu trước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Lần đầu tiên đội tuyển Qatar bước vào vòng loại AFC Asian Cup là vào năm 1975. Họ đã không thành công trong chiến dịch này, khi hai đội bóng ở bảng đấu của họ được lọt vào Vòng chung kết Asian Cup 1976 là Iraq và Ả Rập Xê Út. Dù vậy, Qatar vẫn tiếp tục giữ vững được thành tích hạng 3 tại Gulf Cup 1976.

Đội tuyển quốc gia Qatar chơi trận đấu vòng loại FIFA World Cup đầu tiên vào năm 1977. Họ dự kiến ​​sẽ gặp UAE vào ngày 11 tháng 3 năm 1977, nhưng đội bóng này lại xin rút khỏi giải. Hai ngày sau, Qatar đã đánh bại Bahrain với tỷ số 2-0 tại Doha.

Từ năm 1980 đến năm 1990

Trận đấu đầu tiên của Qatar tại Asian Cup diễn ra vào năm 1980, dưới thời huấn luyện viên trưởng Evaristo de Macedo. Họ đã đủ điều kiện tham gia giải đấu sau khi đứng đầu bảng đấu tương đối dễ dàng gồm có Bangladesh và Afghanistan. Tuy nhiên, màn trình diễn của họ trong giải đấu chính lại không ấn tượng, khi bị loại ngay sau vòng bảng với hai trận thua, một trận hòa và một trận thắng.

Qatar đã để thua đáng tiếc trước Iraq trong trận Chung kết Gulf Cup 1984, nhưng cũng đã giành được ngôi á quân, thành tích ấn tượng nhất của họ tính cho đến năm 1992.

Qatar đã thất bại trong việc vượt qua vòng sơ loại của vòng loại World Cup 1982 và 1986. Tuy nhiên, họ đã giành được quyền tham dự cả Asian Cup năm 1984 và 1988. Tại cả hai kỳ giải đấu này, Qatar đều bỏ lỡ cơ hội lọt vào Bán kết và chỉ để lại ấn tượng vào năm 1988, khi đánh bại đội bóng mạnh Nhật Bản với tỷ số 3-0.

Từ năm 1990 đến năm 2000

Bóng đá Qatar đạt đến đỉnh cao vào những năm 1990 khi đạt được thứ hạng FIFA cao nhất từ ​​trước cho tới nay (hạng 51) vào tháng 8 năm 1993. Qatar khởi đầu thuận lợi trong chiến dịch vòng loại World Cup 1990 khi đứng đầu bảng đấu ở vòng loại thứ nhất. Tuy nhiên, trong vòng cuối cùng của vòng loại, họ đã xếp sau UAE và Hàn Quốc và đành để vuột mất tấm vé.

Năm 1990, đội tuyển quốc gia Qatar một lần nữa kết thúc với ngôi á quân Gulf Cup, sau khi Kuwait đã giành chiến thắng hai trận cuối cùng của giải đấu. Hai năm sau, họ giành được chức vô địch Gulf Cup lần đầu tiên khi được chơi trên sân nhà, bất chấp việc để thua 0-1 trước Ả Rập Xê Út trong trận đấu cuối cùng. Họ cũng giành được ngôi á quân tại Gulf Cup 1996.

Qatar đã lọt vào vòng loại cuối cùng của Khu vực Châu Á để giành quyền tham dự World Cup 1998. Sau chiến thắng trước Trung Quốc và Iran, họ chơi trận đấu cuối cùng với Ả Rập Xê Út, và sẽ được tham dự World Cup nếu giành chiến thắng. Tuy nhiên, Qatar đã để thua với tỷ số 0-1.

Với tư cách là đội chủ nhà của Cúp bóng đá Ả Rập năm 1998, họ đã kết thúc giải với vị trí á quân, sau Ả Rập Xê Út.

Từ năm 2000 đến năm 2010

Đội tuyển Qatar đã lọt vào Tứ kết Asian Cup 2000 dù chỉ xếp hạng 3 trong bảng đấu của mình, nhưng đã thất bại trước đội tuyển Trung Quốc. Năm sau đó, Qatar tiếp tục thất bại trước Trung Quốc trong vòng loại cuối cùng của World Cup 2002. Huấn luyện viên người Pháp Philippe Troussier đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng Qatar sau World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng không thể thành công ở cả Asian Cup 2004 và chiến dịch vòng loại World Cup 2006 ở Đức.

Ông Troussier đã bị sa thải sau chiến dịch vòng loại World Cup, và dưới thời huấn luyện viên người Bosnia Džemaludin Mušović, Qatar đã giành chức vô địch Gulf Cup năm 2004 và huy chương vàng ASIAD năm 2006. Ông Mušović đã từ chức sau khi Qatar chỉ giành được hai điểm trong ba trận đấu tại Asian Cup 2007.

Đội tuyển Qatar - Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar 3
Sau rất nhiều năm không thành công tại sân chơi Asian Cup, Qatar đã trở thành nhà vô địch giải đấu năm 2019

Vị trí huấn luyện viên trưởng của Qatar ở vòng loại World Cup 2010 đã thuộc về ông Jorge Fossati. Ông đã dẫn dắt đội bóng trong suốt vòng loại thứ nhất và thứ hai, và đang giúp họ đứng đầu bảng đấu sau hai trận ở vòng loại thứ ba thì phải phẫu thuật dạ dày. Sau đó, Liên đoàn bóng đá Qatar đã chấm dứt hợp đồng với ông vào tháng 9 năm 2008 vì quá trình hồi phục sau phẫu thuật là quá lâu. Người thay thế là ông Bruno Metsu đã không thể giúp Qatar giành vé dự World Cup, khi họ chỉ xếp thứ tư trong bảng đấu.

Từ năm 2010 đến nay

Vào tháng 12 năm 2010, Qatar được công bố là quốc gia đăng cai FIFA World Cup 2022, đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên họ được tham gia sân chơi World Cup khi được vào thẳng với tư cách là đội chủ nhà.

Năm 2011, với tư cách là chủ nhà của Asian Cup 2011, Qatar đã vào tới Tứ kết. Họ để thua 2-3 trước đội bóng sau đó lên ngôi vô địch là Nhật Bản sau khi cầu thủ Masahiko Inoha ghi bàn thắng quyết định ở phút 89.

Cũng với tư cách là chủ nhà, họ giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá Tây Á 2014 sau khi đánh bại Jordan 2-0 trong trận Chung kết. Giải đấu này chủ yếu dành cho các đội trẻ và đội dự bị, và đội dự bị của Qatar đã lên ngôi vô địch. Nhờ kết quả này, ông Djamel Belmadi, huấn luyện viên trưởng của đội B, đã thay thế ông Fahad Thani làm huấn luyện viên trưởng của đội một. 10 tháng sau, ông Belmadi dẫn dắt Qatar giành chức vô địch Gulf Cup 2014. Họ kết thúc vòng bảng bằng ba trận hòa, sau đó tiếp tục đánh bại Oman 3-1 trong trận Bán kết và chiến thắng trong trận Chung kết trước đội chủ nhà Ả Rập Xê Út với tỷ số 2-1.

Dù giành được chức vô địch Gulf Cup và kết thúc năm 2014 chỉ với một thất bại nhưng đội tuyển Qatar lại thể hiện phong độ kém cỏi tại Asian Cup 2015. Họ để thua liền 3 trận đấu: 1-4 trước UAE, 0-1 trước Iran và 1-2 trước Bahrain, không giành được điểm nào và xếp cuối bảng C.

Chiến dịch của Qatar trong vòng loại World Cup 2018 đã khởi đầu khá thuận lợi, khi họ kết thúc vòng loại thứ hai với 7 trận thắng và chỉ một trận thua. Tuy nhiên, ở vòng loại thứ ba, họ xếp chót bảng và không thể có kỳ World Cup đầu tiên của mình trước khi tự tổ chức vào năm 2022.

Qatar tiếp tục phong độ nghèo nàn tại Gulf Cup 2017 tổ chức tại Kuwait. Dù đã khởi đầu giải đấu với chiến thắng đậm 4-0 trước Yemen nhưng sau đó, họ đã để thua 1-2 trước Iraq và hòa 1-1 trước Bahrain. Qatar xếp thứ 3 ở bảng B với 4 điểm và bị loại ngay từ vòng bảng, dù tham dự với tư cách nhà đương kim vô địch.

Tuy nhiên, Qatar đã có một chiến dịch xuất sắc tại Asian Cup 2019, giải đấu mà đội tuyển Việt Nam của huấn luyện viên Park Hang Seo cũng thi đấu rất tốt. Trong vòng bảng, họ đánh bại Li-băng với tỷ số 2-0, sau đó thắng Triều Tiên 6-0 và thắng Ả Rập Xê Út 2-0, giành ngôi đầu bảng. Qatar tiếp tục thắng 1-0 trước Iraq ở vòng 16 đội và giành chiến thắng muộn trước nhà đương kim vô địch Hàn Quốc ở Tứ kết để lần đầu tiên lọt vào Bán kết Asian Cup. Trong trận Bán kết, họ đánh bại đội chủ nhà UAE với tỷ số đậm 4-0 để gặp Nhật Bản trong trận Chung kết. Giành chiến thắng thuyết phục 3-1 trước Nhật Bản, Qatar đã giành chức vô địch giải đấu lớn đầu tiên trong lịch sử của mình với thành tích khó tin là chỉ để thủng lưới một bàn duy nhất trong tất cả các trận đấu (chính là trận Chung kết).

Qatar đã được Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ mời tham dự Copa América 2019. Họ được xếp vào bảng B cùng Colombia, Argentina và Paraguay. Họ cầm hòa Paraguay với tỷ số 2-2 sau khi bị dẫn trước 2-0, sau đó thất bại 0-1 trước Colombia và 0-2 trước Argentina, xếp cuối bảng với một điểm duy nhất và bị loại.

Chính sách nhập tịch của bóng đá Qatar

Trong bóng đá, việc các cầu thủ thi đấu cho các đội tuyển không phải là quốc gia gốc gác của mình là rất phổ biến. Tuy nhiên, việc áp dụng nhập tịch của đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar lại trở thành tâm điểm của sự xem xét kỹ càng và chỉ trích trong thế kỷ 21. Năm 2004, FIFA cho biết việc đội tuyển Qatar định để 3 cầu thủ người Brazil là Aílton, Dedé và Leandro thi đấu cho mình đã khiến FIFA phải thắt chặt các quy tắc về điều kiện, để đảm bảo rằng các cầu thủ có mối quan hệ với quốc gia mà mình khoác áo.

Tuy vậy, Qatar vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược nhập tịch các cầu thủ sinh ra ở nước ngoài trong giới hạn của các quy tắc mới, và điều này đã tiếp tục gây tranh cãi. Chương trình “Giấc mơ bóng đá Aspire” tuyển sinh các cậu bé từ châu Phi vào học viện ở Qatar đã phải nhận rất nhiều chỉ trích. Trong khi các nhà chức trách của Qatar nói rằng đây là một động thái mang tính chất nhân đạo và mang tới sự cạnh tranh cho các cầu thủ Qatar bản địa, thì các nhà phê bình cho rằng đây chỉ là một cách khai thác khác để có được các cầu thủ nhập tịch. Vice đã coi đây là một hành vi vi phạm nhân quyền và hệ thống kafala.

Trong trận giao hữu với Algeria vào năm 2015, có 6 trên 11 cầu thủ trong đội được sinh ra bên ngoài Qatar. Chủ tịch FIFA khi đó là ông Sepp Blatter đã cảnh báo Qatar rằng FIFA sẽ giám sát cách lựa chọn cầu thủ của đội bóng này để đảm bảo rằng họ không phụ thuộc quá nhiều vào các cầu thủ nhập tịch. Năm 2016, các cầu thủ nhập tịch đã đóng vai trò rất quan trọng trong đội hình đội tuyển Qatar, khiến huấn luyện viên trưởng Jorge Fossati đe dọa sẽ từ chức nếu như họ bị loại khỏi đội.

Đội tuyển Qatar - Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar 4
Bassam Al-Rawi – số 15 Qatar cũng là một cầu thủ nhập tịch, và anh là người Iraq

Sự phụ thuộc vào các cầu thủ nhập tịch của đội tuyển Qatar sau đó đã giảm đi, khi trong trận giao hữu vào năm 2018 với Thụy Sĩ, chỉ có hai cầu thủ được sinh ra ở ngoài Qatar. Tuy nhiên, tại Asian Cup 2019, giữa lúc căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, Liên đoàn bóng đá UAE đã gửi đơn khiếu nại chính thức lên AFC về trường hợp của Qatar. Họ cho rằng có hai cầu thủ không đủ điều kiện khoác lên mình màu áo nâu sẫm, đó là Almoez Ali và Bassam Al-Rawi – chính là cầu thủ số 15 Qatar đã gây bão trên mạng ở Việt Nam nhờ vẻ điển trai. Khiếu nại này từ phía UAE đã bị AFC bác bỏ.

Các đời huấn luyện viên của đội tuyển Qatar

Trong suốt lịch sử phát triển, đội tuyển Qatar chỉ chủ yếu bổ nhiệm các huấn luyện viên ngoại, trong đó số lượng các nhà cầm quân người Brazil là nhiều nhất. Theo cập nhật của Blog bóng đá thì trong danh sách này cũng có một số huấn luyện viên khá nổi tiếng, như ông Philippe Troussier (cựu huấn luyện viên đội tuyển Nhật Bản, hiện đang là huấn luyện viên trưởng đội U19 Việt Nam), ông Bruno Metsu (cựu huấn luyện viên đội tuyển Senegal) và ông Milovan Rajevac (cựu huấn luyện viên đội tuyển Ghana và mới đây là Thái Lan).

Huấn luyện viên Quốc tịch Thời gian dẫn dắt
Taha Toukhi Ai Cập 1969
Mohammed Hassan Kheiri Sudan 1969–1972
Helmi Hussein Mahmoud Ai Cập 1974
Frank Wignall Anh 1975–1977
John Carrdone Anh 1977–1978
Hassan Othman Sudan 1979
Evaristo de Macedo Brazil 1979–1984
Ronald de Carvalho Brazil 1984 (tạm quyền)
Evaristo de Macedo Brazil 1984–1985
Dino Sani và Júlio Espinosa Brazil 1985–1986
Procópio Cardoso Brazil 1987–1988
Anatoliy Prokopenko Liên Xô 1988
Mohammed Daham Qatar 1988
Cabralzinho Brazil 1989
Dino Sani Brazil 1989–1990
Uli Maslo Đức 1990
Dino Sani Brazil 1990
Luís Fernandes Brazil 1992
Evaristo de Macedo Brazil 1992
Ivo Wortmann Brazil 1992
Sebastião Lapola Brazil 1992–1993
Abdul Mallalah Qatar 1993
Sebastião Lapola Brazil 1993–1994
Evaristo de Macedo Brazil 1994
Dave Mackay Scotland 1994–1995
Jørgen E. Larsen Đan Mạch 1995–1996
Jo Bonfrère Hà Lan 1996–1997
Džemal Hadžiabdić Bosnia & Herzegovina 1997–1998
Zé Mario Brazil 1998
Luiz Gonzaga Milioli Brazil 1998
Jo Bonfrère Hà Lan 1998–1999
Džemal Hadžiabdić Bosnia & Herzegovina 1999–2001
Paulo Luiz Campos Brazil 2001
Pierre Lechantre Pháp 2002–2003
Philippe Troussier Pháp 2003–2004
Saeed Al Misnad Qatar 2004 (tạm quyền)
Džemaludin Mušović Bosnia & Herzegovina 2004–2007
Jorge Fossati Uruguay 2007–2008
Bruno Metsu Pháp 2008–2011
Milovan Rajevac Serbia 2011
Sebastião Lazaroni Brazil 2011–2012
Paulo Autuori Brazil 2012–2013
Fahad Thani Qatar 2013–2014
Djamel Belmadi Algeria 2014–2015
José Daniel Carreño Uruguay 2015–2016
Jorge Fossati Uruguay 2016–2017
Félix Sánchez Bas Tây Ban Nha 2017 đến nay

Đội hình Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar 2020

Dưới đây là danh sách cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar đội hình 2020 được triệu tập để tham dự Gulf Cup 2019 diễn ra vào tháng 11 và 12. Toàn bộ các cầu thủ này đều thi đấu cho các câu lạc bộ trong nước, trong đó có cả số 15 Qatar Bassam Al-Rawi từng khiến cộng đồng mạng Việt Nam “phát cuồng” tại Giải U23 Châu Á 2018.

Số áo Vị trí Cầu thủ Ngày sinh Số trận Bàn thắng Câu lạc bộ
1 Thủ môn Saad Al Sheeb 19/2/1990 65 0 Al-Sadd
22 Thủ môn Mohammed Al-Bakri 28/3/1997 3 0 Al-Duhail
21 Thủ môn Fahad Younes 30/7/1994 0 0 Al-Rayyan
3 Hậu vệ Abdelkarim Hassan 28/8/1993 94 14 Al-Sadd
16 Hậu vệ Boualem Khoukhi 9/7/1990 73 19 Al-Sadd
2 Hậu vệ Ró-Ró 6/8/1990 56 1 Al-Sadd
4 Hậu vệ Al-Mahdi Ali Mukhtar 2/3/1992 36 3 Al-Gharafa
5 Hậu vệ Tarek Salman 5/12/1997 31 0 Al-Sadd
15 Hậu vệ Bassam Al-Rawi 16/12/1997 27 2 Al-Duhail
13 Hậu vệ Musab Kheder 1/1/1993 14 0 Al-Arabi
23 Hậu vệ Fahad Al-Abdulrahman 6/4/1995 3 0 Al-Arabi
12 Tiền vệ Karim Boudiaf 16/9/1990 80 5 Al-Duhail
6 Tiền vệ Abdulaziz Hatem 28/10/1990 69 4 Al-Rayyan
14 Tiền vệ Salem Al-Hajri 10/4/1996 19 0 Al-Sadd
8 Tiền vệ Ahmed Fatehi 25/1/1993 11 0 Al-Arabi
20 Tiền vệ Abdullah Al-Ahrak 10/5/1997 7 1 Al-Ahli
10 Tiền đạo Hassan Al-Haydos (đội trưởng) 11/12/1990 132 28 Al-Sadd
11 Tiền đạo Akram Afif 18/11/1996 58 17 Al-Sadd
19 Tiền đạo Almoez Ali 19/8/1996 52 25 Al-Duhail
17 Tiền đạo Ismaeel Mohammad 5/4/1990 53 4 Al-Duhail
7 Tiền đạo Mohammed Muntari 20/12/1993 27 8 Al-Duhail
18 Tiền đạo Yusuf Abdurisag 6/8/1999 7 1 Al-Arabi
9 Tiền đạo Mohammed Salah Al-Neel 20/4/1991 2 0 Al-Arabi

Thành tích thi đấu của đội tuyển Qatar

Là một đội bóng không phải là mạnh nhất tại Châu Á, Qatar không có cơ hội được góp mặt tại các giải đấu lớn mà chủ yếu chỉ là những giải đấu cấp khu vực. Tuy nhiên, hiện nay nền bóng đá của quốc gia này đã có những sự tiến bộ trông thấy. Dưới đây là những thành tích theo cập nhật của chuyên mục kiến thức bóng đá congdongfifa mà đội bóng này đã đạt được

Thành tích tại World Cup

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar chưa từng đủ điều kiện để tham dự bất cứ kỳ FIFA World Cup nào kể từ khi giành được độc lập vào năm 1971. Dù thường xuyên được tham dự AFC Asian Cup nhưng họ lại luôn thất bại ở giai đoạn cuối của các chiến dịch vòng loại World Cup. Nhờ việc đăng cai FIFA World Cup 2022, Qatar sẽ có lần đầu tiên được dự World Cup. Với việc không thể tham dự FIFA World Cup 2018 được tổ chức tại Nga, Qatar đã trở thành quốc gia thứ hai sau Ý ở FIFA World Cup 1934 được chơi ở World Cup mà chưa từng đủ điều kiện tham dự.


Qatar luôn thất bại tại vòng loại cuối cùng và chưa từng một lần giành vé dự World Cup

Chủ tịch FIFA tại thời điểm đó là ông Sepp Blatter đã gây nhiều tranh cãi và khiến nhiều người tức giận khi trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar, một quốc gia chưa từng tham dự World Cup cũng như không có một nền bóng đá phát triển. Ngoài những vấn đề trên, Qatar còn phải đối mặt với những chỉ trích về điều kiện làm việc tồi tệ của người lao động ở nước này, thời gian tổ chức và bị cáo buộc hối lộ để giành được quyền đăng cai. Tuy nhiên, phía Qatar đều đã phủ nhận.

Thành tích tại AFC Asian Cup

Kể từ khi AFC Asian Cup được thành lập vào năm 1956, Qatar đã tham dự 10 kỳ giải đấu trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2019. Dưới đây là thành tích của họ tại các kỳ Asian Cup.

Năm Thành tích Xếp hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1956 Không tham dự
1960
1964
1968
1972
1976 Không giành được quyền tham dự
1980 Vòng bảng Hạng 8 4 1 1 2 3 8
1984 Vòng bảng Hạng 5 4 1 2 1 3 3
1988 Vòng bảng Hạng 5 4 2 0 2 7 6
1992 Vòng bảng Hạng 6 3 0 2 1 3 4
1996 Không giành được quyền tham dự
2000 Tứ kết Hạng 8 4 0 3 1 3 5
2004 Vòng bảng Hạng 14 3 0 1 2 2 4
2007 Vòng bảng Hạng 14 3 0 2 1 3 4
2011 Tứ kết Hạng 7 4 2 0 2 7 5
2015 Vòng bảng Hạng 13 3 0 0 3 2 7
2019 Vô địch Hạng 1 7 7 0 0 19 1

Thành tích tại Copa América

Copa América là giải đấu lớn và nổi tiếng của Nam Mỹ, là giải đấu cấp châu lục lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ chỉ có 10 thành viên nên kể từ năm 1993, giải đấu này thường xuyên có khách mời từ các khu vực khác.

Đội tuyển Qatar đã được mời tham dự Copa América 2019 và rơi vào cùng bảng đấu với Argentina, Colombia và Paraguay. Họ bị loại sau vòng bảng với kết quả một hòa hai thua, ghi được 2 bàn thắng và để thủng lưới 5 bàn.

Thành tích tại Gulf Cup

Dưới đây là thành tích của đội tuyển Qatar tại Gulf Cup (Cúp bóng đá vịnh Ả Rập) từ trước cho đến nay:

Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1970 Hạng 4 3 0 1 2 4 7
1972 Hạng 4 3 0 0 3 0 10
1974 Bán kết 3 1 0 2 5 4
1976 Hạng 3 6 4 1 1 11 6
1979 Hạng 5 6 2 1 3 4 13
1982 Hạng 5 5 2 0 3 5 4
1984 Á quân 7 4 1 2 10 6
1986 Hạng 4 6 2 2 2 7 8
1988 Hạng 6 6 1 2 3 4 8
1990 Á quân 4 1 2 1 4 4
1992 Vô địch 5 4 0 1 8 1
1994 Hạng 4 5 1 1 3 6 8
1996 Á quân 5 3 1 1 9 5
1998 Hạng 6 5 0 3 2 3 8
2002 Á quân 5 4 0 1 7 4
2003 Hạng 3 6 2 3 1 5 3
2004 Vô địch 5 3 2 0 10 7
2007 Vòng bảng 3 0 1 2 2 4
2009 Bán kết 4 1 2 1 2 2
2010 Vòng bảng 3 1 1 1 3 3
2013 Vòng bảng 3 1 0 2 3 5
2014 Vô địch 5 2 3 0 6 3
2017 Vòng bảng 3 1 1 1 6 3
2019 Bán kết 4 2 0 2 11 5

Thành tích tại Đại hội thể thao Ả Rập

Qatar chỉ tham dự 2 trên tổng số 10 lần tổ chức của Đại hội thể thao Ả Rập đó là vào năm 1999 và 2011, trong đó kỳ Đại hội năm 2011 được tổ chức trên chính đất nước họ. Dưới đây là thành tích của họ:

Năm Thành tích Xếp hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1953 Không tham dự
1957
1961
1965
1976
1985
1997
1999 Vòng bảng thứ nhất Hạng 10 2 0 0 2 0 4
2007 Không tham dự
2011 Vòng bảng Hạng 6 2 0 2 0 2 2

Thành tích tại Giải vô địch bóng đá Tây Á

Trong 9 lần tổ chức của Giải vô địch bóng đá Tây Á, Qatar chỉ tham gia hai lần vào năm 2008 và năm 2014 trên sân nhà. Dưới đây là thành tích của họ:

Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
2000 Không tham dự
2002
2004
2007
2008 Bán kết 3 1 0 2 2 9
2010 Không tham dự
2012
2014 Vô địch 4 4 0 0 10 1
2019 Không tham dự

Thành tích tại Cúp bóng đá Ả Rập

Trong 9 lần tổ chức của Cúp bóng đá Ả Rập, Qatar chỉ tham gia hai lần vào năm 1985 và năm 1998 trên sân nhà. Dưới đây là thành tích của họ:

Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1963 Không tham dự
1964
1966
1985 Hạng 4 4 1 2 1 3 2
1988 Không tham dự
1992
1998 Á quân 4 3 0 1 7 5
2002 Không tham dự
2012

Thành tích tại Olympic

Dưới đây là thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar tại Olympic:

Năm Thành tích Xếp hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1972 Không giành được quyền tham dự
1976
1980
1984 Vòng bảng Hạng 15 3 0 1 2 2 5
1988 Không giành được quyền tham dự

Từ kỳ Olympic năm 1992 cho đến nay thì thành phần tham dự sẽ là đội tuyển U23 của các quốc gia. Dưới đây là thành tích của đội U23 Qatar:

Năm Thành tích Xếp hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1992 Tứ kết Hạng 8 4 1 1 2 2 5
1996 Không giành được quyền tham dự
2000
2004
2008
2012
2016
2020

Thành tích tại ASIAD

Dưới đây là thành tích của đội tuyển Qatar tại ASIAD:

Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1951 Không tham dự
1954
1958
1962
1966
1970
1974
1978 Vòng bảng 3 0 1 2 3 7
1982 Không tham dự
1986 Vòng bảng 3 0 2 1 2 3
1990 Không tham dự
1994 Vòng bảng 3 0 3 0 5 5
1998 Tứ kết 6 4 1 1 9 4

Đội tuyển Qatar - Tin tức, hình ảnh mới nhất của đội bóng Qatar 5
Đội U23 Qatar đã giành huy chương vàng môn bóng đá nam tại ASIAD 2006

Từ kỳ ASIAD năm 2002 cho đến nay thì thành phần tham dự sẽ là đội tuyển U23 của các quốc gia. Dưới đây là thành tích của đội U23 Qatar:

Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
2002 Vòng bảng 3 1 2 0 13 2
2006 Vô địch 6 5 0 1 13 2
2010 Vòng 16 đội 4 2 1 1 4 2
2014 Xin rút
2018 Vòng bảng 3 0 1 2 1 8

Thống kê về các cầu thủ đội tuyển Qatar

Trong lịch sử bóng đá Qatar đã từng xuất hiện nhiều cầu thủ xuất sắc và kỳ cựu thi đấu nhiều năm cho đội tuyển quốc gia. Hãy cùng điểm qua những gương mặt có nhiều lần ra sân nhất và những chân sút cự phách nhất.

Cầu thủ khoác áo nhiều nhất

Dưới đây là danh sách những cầu thủ ra sân nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia Qatar (tính đến ngày 5/12/2019).

Hạng Cầu thủ Số trận Bàn thắng Năm thi đấu
1 Hassan Al-Haydos 131 27 2008–
2 Sebastián Soria 123 40 2006–2017
3 Wesam Rizik 111 7 2001–2014
4 Bilal Mohammed 108 6 2003–2014
5 Ibrahim Majid 100 6 2007–2017
6 Abdelkarim Hassan 96 14 2010–
7 Khalfan Ibrahim 90 21 2006–2015
8 Karim Boudiaf 85 5 2013–
9 Saad Al-Shammari 84 8 2000–2010
10 Mubarak Mustafa 82 34 1992–2004

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

Dưới đây là danh sách những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia Qatar (tính đến ngày 5/12/2019).

Hạng Cầu thủ Bàn thắng Số trận Năm thi đấu
1 Sebastián Soria 40 123 2006–2017
2 Mubarak Mustafa 34 82 1992–2004
3 Mohammed Salem Al-Enazi 33 59 1996–2003
4 Mansour Muftah 31 58 1976–1990
5 Mahmoud Soufi 27 52 1988–1998
Hassan Al-Haydos 27 131 2008–
7 Almoez Ali 25 57 2016–
8 Khalfan Ibrahim 21 90 2006–2015
9 Sayed Ali Bechir 20 62 2001–2009
10 Boualem Khoukhi 19 76 2013–

Mỗi trận bóng mang đến cho chúng ta vô số cảm xúc, vui có, buồn có, thất vọng có,… Nếu bạn cũng là một tín đồ của môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh này đồng thời muốn tìm hiểu và thử sức với cá cược, khám phá ngay các TRANG CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ UY TÍN NHẤT VIỆT NAM!

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn toàn bộ những thông tin cần thiết về đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar, đội chủ nhà của World Cup 2022 sắp tới và cũng là một ẩn số của giải đấu sau khi đã vô địch Asian Cup 2019 một cách thuyết phục. Hãy tiếp tục theo dõi Congdongfifa.com để có cái nhìn đầy đủ hơn về cả những đội tuyển khác nữa!

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem