Thiếu Lâm là cái nôi của võ thuật mọi môn phái. bắc đẩu của Trung Nguyên. Võ công của Thiếu Lâm chứa căn cơ nhưng cũng cao thâm khó lường. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp người chơi có cái nhìn tổng quan nhất về môn phái Thiếu Lâm trong game Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile.

Nội dung chính

Giới thiệu môn phái

Thuộc tính: Kim

Đặc điểm: Phản đòn sát thương, kháng tính cao

Độ khó: 2/5

Hệ phái: Thiếu Lâm Côn, Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Đao

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là người sáng lập ra phái Thiếu Lâm, tọa lạc tại núi Tung Sơn Tỉnh Hà Nam và từ xưa đã được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất môn phái tại Trung Nguyên. Ngôi chùa này cũng được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chánh phái”.

Thiếu Lâm vốn có truyền thống tụng kinh niệm Phật và luyện tập võ công. Cao thủ Thiếu Lâm có rất nhiều tại Trung Nguyên, vang danh thiên hạ với tuyệt học chánh phái “Dịch Cân Kinh” được xem là Đệ nhất tuyệt kỹ.

cập nhật thông tin chi tiến và event của game tại: giới thiệu VLTK1 mobile

Đệ tử của Thiếu Lâm là nam nhân, phân làm hai loại: đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Xuất gia đệ tử xuống tóc tu hành trong chùa, không màng thế sự giang hồ, tục gia đệ tử thì ngao du thiên hạ, hành hiệp trượng nghĩa.

Cẩm nang môn phái Thiếu Lâm Quyền VLTK 1

Ưu nhược điểm

Ưu điểm: Cứng cáp, trâu bò, có những chiêu thức phản đòn tốt

Tỷ lệ xuất chiêu liên tục và khống chế cao

Nhược điểm: Thiếu cơ động và không có kỹ năng tăng tốc

Yêu cầu người chơi sử dụng kỹ năng định hướng tốt

Cách cộng điểm Thiếu Lâm Quyền trường phái Máu Huyết (nhiều máu)

Cách cộng điểm tiềm năng

Sức mạnh: 70%

Sinh khí: 30%

Thân pháp: khoảng 100-150 điểm

Nội công: không cần thiết

Cách cộng điểm kỹ năng

20 Hàng Long Bát Vũ

20 Thiếu Lâm Quyền Pháp

20 La Hán Trận

30 Như Lai Thiên Điệp

20 Dịch Cân Kinh

20 Bất Động Minh Vương

Nếu còn dư điểm sẽ tăng vào Thiếu Lâm Côn Pháp và Thiếu Lâm Đao Pháp để tăng Tấn Công Chí Mạng.

Lưu ý: Mục đích của trường phái này để hỗ trợ đồng đội khi công thành, lôi đài, sử dụng chiêu thức Hàng Long Bát Vũ làm chủ đạo. Có thể phải ép đồ nếu bạn tăng ít Sức Mạnh. Tuy nhiên, cách này rất ít người theo vì nếu tăng theo trường phái Huyết tăng thì đa phần sẽ theo Đao pháp chứ không theo Quyền vì theo Đao còn có thể tận dụng La Hán Trận để PK.

Cách cộng điểm cơ bản của Thiếu Lâm Quyền

Cách cộng điểm cơ bản của Thiếu Lâm Quyền

Cách cộng điểm Thiếu Lâm Quyền trường phái Chiến Lực (sát thương tay cao)

Cách cộng điểm tiềm năng

Sức mạnh: Từ sau cấp 132, sẽ tăng theo các mức lực tay 40xx (480 SM), 45xx (555 SM), 50xx (630 SM), 55xx (705 SM), 60xx (780 SM), …

Thân pháp: Tăng 70 – 100 Thân Pháp. Còn lại, tùy từng người chơi sẽ có phong cách PK khác nhau để tự điều chỉnh cho phù hợp.

Sinh khí: tất cả điểm tiềm năng còn lại.

Nội công: không tăng.

Cách cộng điểm kỹ năng

20 Hàng Long Bát Vũ

20 Thiếu Lâm Quyền Pháp

1 Thiếu Lâm Côn Pháp

20 La Hán Trận

20 Long Trảo Hổ Trảo

30 Như Lai Thiên Điệp

20 Dịch Cân Kinh

Max Đạt Ma Độ Giang

Sau đó tăng điểm vào Bất Động Minh Vương để tăng né tránh và độ chính xác hoặc tăng vào Thiếu Lâm Côn Pháp để tăng Độ chính xác và Tấn công chí mạng.

Giới thiệu môn phái: võ đang trong võ lâm truyền kỳ 1 mobile

Lưu ý: Dùng để đối đầu tay đôi rất tốt, đặc biệt là với các môn phái cận chiến. Với trường phái này, sát thương gây ra rất cao nhưng độ chống chịu sẽ không nhiều vì lượng máu ít.

Cẩm nang môn phái Thiếu Lâm Côn VLTK 1

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Khả năng chống chịu, phản đòn tốt

Khả năng khống chế cao, sát thương lan

Nhược điểm: Thiếu cơ động và không có kỹ năng tăng tốc

Yêu cầu người chơi sử dụng kỹ năng định hướng tốt

Cách cộng điểm Thiếu Lâm Côn Pháp trường phái Cày cấp (tự vệ)

Cách cộng điểm tiềm năng

Sinh Khí: 150

Thân Pháp: 250

Sức Mạnh: còn lại.

Cách cộng điểm kỹ năng

20 Thiếu Lâm Côn Pháp

20 Kim Cang Phục Ma

20 La Hán Trận

20 Hoành Tảo Lục Hợp

30 Như Lai Thiên Diệp

20 Dịch Cân Kinh

1 Thiếu Lâm Quyền pháp – hỗ trợ tấn công chí mạng và chính xác

1 Thiếu Lâm Đao Pháp – hỗ trợ tấn công chí mạng.

Những điểm kỹ năng còn lại còn lại tăng vào Bất Động Minh Vương để lấy chính xác và khả năng né tránh, hoặc tăng vào Thiếu Lâm Quyền pháp để tăng chính xác và tấn công chí mạng. Với trường phái này, kỹ năng Bất Động Minh Vương là quan trọng nhất để tăng khả năng né chiêu.

Cách cộng điểm cơ bản của Thiếu Lâm Côn
Cách cộng điểm cơ bản của Thiếu Lâm Côn

Cách cộng điểm Thiếu Lâm Côn Pháp trường phái Săn Boss, Lôi đài (La Hán Tăng)

Cách cộng điểm tiềm năng

Sức mạnh: 110

Thân pháp: 210

Sinh Khí: Số điểm tiềm năng còn lại

Cách cộng điểm kỹ năng

20 Thiếu Lâm Côn Pháp

20 Thiếu Lâm Quyền Pháp

20 La Hán Trận

20 Hoành Tảo Lục Hợp

30 Như Lai Thiên Diệp

20 Dịch Cân Kinh

20 Kim Cang Phục Ma

Tìm hiểu thêm về môn phái: cái bang võ lâm 1

Lưu ý:Khi cộng điểm theo trường phái này, Thiếu Lâm Côn Pháp cần chú trọng lợi thế đầu giao tranh, vì vậy không nên lạm dụng chiêu Bất Động Minh Vương. Độ chính xác đã có Thiếu Lâm quyền pháp hỗ trợ tương đương.

Cẩm nang môn phái Thiếu Lâm Đao VLTK 1

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Máu trâu, kháng hiệu ứng tốt

Có thể PK trên ngựa, tầm đánh xa

Có thể trận dụng các hiệu ứng đòn đánh từ vũ khí

Nhược điểm: Gần như không có tỷ lệ chí mạng

Tốc độ đánh chậm hơn rất nhiều so với TLQ và TLB

Cách cộng điểm Thiếu Lâm Đao Pháp

Cách cộng điểm tiềm năng

Sức Mạnh: 400

Sinh Khí: 195

Thân Pháp: 25

Nội Công: 15

Cách cộng điểm cơ bản Thiếu Lâm Đao
Cách cộng điểm cơ bản Thiếu Lâm Đao

Cách cộng điểm kỹ năng

30 Như Lai Thiên Điệp

20 La Hán Trận

20 Ma Ha Vô Lượng

20 Thiếu Lâm Đao Pháp

20 Kim Cương Phục Ma

20 Thiếu Lâm Quyền Pháp ( hỗ trợ chéo)

9 Dịch Cân Kinh.