Chắn là trò chơi dân gian được người Việt cải tiến và đơn giản hóa từ bài Tổ tôm. Tuy luật chơi Chắn rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng nếu như bạn không nắm vững kiến thức cơ bản thì rất khó để giành chiến thắng. Bài viết hôm nay Congdongfifa sẽ chia sẻ luật chơi Chắn từ A đến Z cũng như cách chơi hay nhất của các cao thủ.

Nội dung chính

Hướng dẫn cách đánh Chắn

Trên các quân bài Chắn gồm phần chữ và phần hình ảnh. Có một khẩu hiệu giúp bạn ghi nhớ một cách dễ dàng là “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”. Dưới đây là chi tiết cách đánh Chắn giỏi cho người chơi tham khảo:

Số lượng người chơi là 4 người (trong trường hợp thiếu người có thể chơi 2 hoặc 3 người).

Chia bài, chọn nọc, bốc cái

Thông thường sẽ có từ 2 đến 4 người tham gia, ngồi thành vòng trên chiếu. Mỗi người nhận về 19 lá. Những lá dư được gọi là Nọc đặt ở giữa chiếu. Có 2 người sẽ cùng chia bài.

Cách chia như sau: mỗi người lấy khoảng 1/2 bộ bài, chia đều thành 5 phần và úp mặt xuống. Sẽ có 0 đến 5 quân bị dư ra. Trong 10 phần nhỏ, bạn lấy một nửa làm phần chung, số còn lại bỏ. 5 lá bài thừa đưa cho người thắng vãn trước để chọn nọc.

huong dan cach chia bai, chon noc, boc cai
Hướng dẫn cách chia bài, chọn nọc, bốc cái

Thế còn chọc nọc, bốc cái là như thế nào? Người đứng đầu ván trước sẽ tùy ý để 5 lá dư vào một phần bài để làm nọc. Rút một quân ngẫu nhiên (gọi là Cái) lật ngửa vào một phần bài bất kỳ (gọi là bài cái) trong 4 phần. Cách này dùng để xác định người ra quan bài đầu tiên và mỗi phần bài thuộc về cá nhân nào.

Trong luật chơi Chắn, người chơi đếm từ người bốc cái là 1(chi), lần lượt như vậy theo chiều từ phải sang trái thì bên cạnh là 2(nhị), tiếp nữa là 3(tam),… Thành viên được nhận phần bài cái sẽ đi đầu tiên.

Chắn, cạ, ba đầu, què

Một số thuật ngữ thường dùng trong game đánh chắn:

  • Nếu 2 quân bài giống hệt nhau thì được gọi là Chắn. Ví dụ: 2 quân chi chi hoặc 2 quân nhị văn
  • Cạ nghĩa là 2 lá bài có số giống nhau, khác chất. Ví dụ như 2 quân [nhị vạn, nhị văn]
  • Ba đầu là 3 quân có cùng số mà chất  khác nhau. Vd: 3 đầu cửu [cửu vạn, cửu văn, cửu sách]
  • Què: thường thì sau khi chia bài sẽ phải xếp lại cho dễ nhìn. Chọn hết các Chắn xếp trước, tiếp đến xếp cạ và cuối cùng là ba đầu. Quân què là những con bị lẻ ra, xếp phía ngoài cùng. Chúng thường được ăn vào hay đánh đi để thêm Chắn hoặc cạ để tròn bài hay ù ván.

Bạn biết gì về đánh chắn bịp chưa ? Mặc dù đòi hỏi phải có kỹ thuật cao nhưng đánh chắn bịp giúp người chơi có thể dễ dàng trăm trận trăm thắng! Hãy áp dụng những cách chơi chắn bịp qua bài viết dưới đây của Congdongfifa.

Đánh bài

Người chơi đi theo vòng từ phải qua và có thể thực hiện các kỹ thuật như đánh, bốc nọc, ăn, dưới, chíu, trả cửa và ù khi đến lượt. Cách bài cụ thể như sau:

  • Bạn lấy một lá bài để đánh ngửa xuống chiếu phía tay phải.
  • Cửa là chỗ ở giữa 2 người chơi cạnh nhau.
  • Cửa chì nằm bên phải, còn bên trái gọi là cửa trên.
  • Phía bên hữu của người này là cửa phía bên tả của người kia.
cach danh bai chan dung nhat
Cách đánh bài Chắn đúng nhất

Luật chơi Chắn cơ bản

Trước khi tham gia một trò chơi nào đó thì bạn cần am hiểu luật lệ của nó. Luật chơi Chắn cũng khá dễ hiểu cho những người mới tiếp xúc lần đầu. Trái vỉ là luật chơi Chắn phổ biến nhất mà bạn nên biết. Cụ thể là khi ăn cạ, lấy quân ăn được dưới chiếu bỏ vào lòng, rồi lấy quân ăn trên tay đặt trên nó. Nếu làm ngược lại thì là trái vỉ. Khi người chơi không may vi phạm thì sẽ bị xử phạt.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chơi Chắn của người chơi mọi lúc, mọi nơi, hiện nay có rất nhiều phần mềm đánh Chắn offline. Xem ngay cách hướng dẫn tải game chắn về điện thoại để trải nghiệm nhé.

Tập chơi Chắn bằng cách ràng buộc với bài trên tay

Dưới đây là một số cách thức của kiểu chơi này:

  • Ăn treo tranh: Với cách thức này người chơi có thể ăn được thành Chắn nhưng lại chỉ ăn cạ.
    Vd: Trên tay có cửu vạn, cửu văn, ăn cửu vạn. Đáng lẽ nên hạ Chắn cửu vạn nhưng lại xuống cửu văn thành cạ [cửu văn, cửu vạn].
  • Có thể Chíu được nhưng chọn ăn thường
    Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường
  • Ăn chọn cạ: Chọn một lá bài trong cạ để ăn
    Vd: Cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách
  • Ăn cạ chuyển chờ: Người chơi ăn cạ nhờ ù bài.
    Vd: Có >= 5 Chắn, chỉ què cửu vạn, không có ba đầu, ăn cửu văn bằng cửu vạn.
    Chú ý: Nếu đang chờ ù ba đầu cửu, lại lấy cửu vạn ăn cửu văn sẽ phạm  phải lỗi treo tranh. Hoặc nếu cửu văn là quân bốc từ nọc ra thì phạm lỗi bỏ ù.
  • Có Chắn cấu cạ: Ăn cạ bằng cách lấy 1 quân trong Chắn có sẵn.
    Vd: Có Chắn cửu vạn, không có cửu văn thì sẽ lấy cửu vạn ăn cửu văn
Tập chơi chắn bằng cách ràng buộc bài trên tay
Tập chơi Chắn bằng cách ràng buộc bài trên tay

Ràng buộc với những quân đã bỏ không ăn

Luật chơi Chắn này cụ thể như sau:

  • Bỏ chắn ăn Chắn: Lúc trước bạn bỏ qua nhưng sau lại muốn ăn lại chắn đó.
  • Bỏ chắn ăn cạ: Bạn chọn một lá bài mà muốn ăn chắn nhưng rồi lại chuyển sang ăn cạ
  • Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 quân mà trước đó đã bỏ ăn cạ để ăn cạ.
  • Bỏ chắn đánh chắn: Người chơi bỏ ăn một con sau lại đánh đúng con đó
    Ví dụ: Trước đây, bạn đã bỏ ăn cửu vạn nhưng sau đó:

    • Lấy cửu vạn ăn cửu vạn thì phạm lỗi 6
    • Lấy cửu vạn ăn cửu văn sẽ vi phạm lỗi 7
    • Lấy cửu văn ăn cửu sách phạm phải lỗi 8
    • Đánh cửu vạn đi đã vi phạm lỗi 9

Chú ý: Bạn được phép lấy cửu văn/ sách để ăn chắn – tức được bỏ cạ ăn chắn.

Ràng buộc với những quân đã đánh

Với quy luật này bạn có hiểu như sau:

  • Đánh cạ ăn cạ: nếu bạn đánh cả cạ 2 quân đi thì không được phép ăn cạ nào nữa
    Vd: Đã đánh cạ [cửu vạn, văn], sau lại ăn cạ [tam văn, tam sách]
  • Xé cạ ăn cạ: không được dùng quân hàng đã đánh để ăn cạ
    Vd: Đã đánh cửu vạn, sau lại lấy cửu văn ăn cửu sách
  • Ăn đúng lá bài đã đánh đi trước đó.
  • Đánh đôi chắn đi
    Vd: Đánh cửu vạn, sau lại đánh tiếp 1 quân cửu vạn nữa

Ràng buộc với những quân đã ăn

  • Đánh đúng con đã ăn trước đó
  • Ăn cạ xong lại ăn chắn cùng hàng
    Ví dụ: Đã lấy cửu văn ăn cửu vạn nhưng sau đó lại ăn chắn cửu (bất kỳ cửu gì)
  • Đánh cạ khi đã ăn được cạ
    Ví dụ: Đã đánh cả tam văn, tam sách đi (đánh cạ) và rồi lại lấy cửu vạn ăn cửu sách (ăn cạ)
  • Ăn cạ đánh con cùng hàng
    Ví dụ: Đã lấy cửu vạn, ăn cửu văn, sau lại đánh cửu sách đi

Các dạng cước sắc

Khi bài ù mà có thêm những điểm đặc biệt (được gọi là cước) thì theo luật chơi Chắn bạn sẽ được ăn thêm tiền. Chẳng hạn như bài toàn quân đen thì gọi là cước Bạch Định. Một vài cước sắc phổ biến của Chắn (bí tứ):

  • Xuông: Ván ù mà không có cước thì gọi là ù xuông.
  • Thông: Giả sử, bài ù ở ván trước ù và xướng đúng hoặc ván trước treo tranh. Ván sau đó cũng ù thì được hô cước thông.
  • Chì: bài ù quân ở cửa chì.
  • Thiên ù có nghĩa là người nào ù mà nắm giữ cái tròn (chẵn 20 quân)
  • Địa ù tức là bài ù khi chưa qua cửa chì.
  • Nếu trong ván mình đã chíu 2 phát thì khi ù được hô “2 chíu”
  • Chíu ù: Bài còn mà còn ù luôn thì là chíu ù. Bình thường bạn chỉ được phép ù quân bốc từ nọc lên. Chỉ riêng chíu ù, có thể ù quân người khác đánh hay trả cửa.
  • Ù bòn có nghĩa là khi bạn bốc được lá bài có thể ăn bòn mà may măn ù luôn ván bài tròn.
  • Thiên khai là bạn sở hữu 4 lá bài giống nhau
  • Bạch thủ: thiên ù bạch thủ tức là có 6 chắn, 4 cạ.
  • Thập thành tức là bài ù có 10 chắn
  • Bạch định nghĩa là ù toàn quân đen
  • Tám đỏ: Bài ù có đúng 8 quân đỏ
  • Kính tứ chi: Bài ù có đúng 4 quân chi là đỏ
  • Lèo: Có cả cửu vạn, bát sách, chi chi thì gọi là có lèo. (Có thể có tối đa 4 lèo)
  • Tôm: Có cả tam vạn, tam sách, thất văn thì là có tôm.
cac dang cuoc sat trong danh chan
Các dạng cước sắc trong đánh Chắn

Xướng

  • Xướng là khi bài ù thì người chơi nên gọi tên cước đang có. Nếu xướng sai cước mình không có thì sẽ bị đền tiền. Đối với trường hợp xướng thiếu thì chỉ được phép ăn phần tiền tương ứng với những cước đã gọi tên.
    Bạn cần phải xướng các cước theo một thứ tự logic như dưới đây:

    • Hô thông, chì đầu tiên
    • Cho dù là ù theo kiểu nào cũng chỉ hô một tiếng ù.
    • Phải nói rõ ù gồm có những gì? Chẳng hạn như tôm, lèo, chíu, thiên khai và ăn bòn sẽ hô sau cùng.
      Tuy nhiên, thường làng không bắt lỗi hô không đúng thứ tự (khác với trong trò tổ tôm, các cụ bắt hô phải đúng thứ tự, có vần, có điệu!)

Cách tính bài Chắn đơn giản nhất

Khi đã am hiểu được luật chơi Chắn thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách tính bài chắn. Điều này sẽ giúp người chơi nhạy bén hơn trong việc tính đường đi nước bước sao cho hợp lý.

Cách tính điểm, dịch

Số điểm và dịch được quy định tương ứng tùy thuộc vào mỗi cước. Khi bài ù, người chơi dựa vào các xướng đúng để quy ra điểm tổng. Bạn lấy tích của tổng này với số tiền cược cho mỗi điểm thì sẽ ra được số tiền thua của mỗi thành viên cho người ù ván đó.
Cụ thể thì điểm tổng được tính như sau:

  • Xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó
  • Xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại
cach tinh diem, dich trong danh bai chan
Cách tính điểm, dịch trong đánh bài Chắn

Nếu bạn chơi gà thì điểm tổng được tính bằng cách cộng thêm số gà * số điểm của mỗi gà (thường là 5 điểm). Những tổ hợp cước dưới đây được tính gà:

  • Ù bòn bạch thủ hay ù bòn bạch thủ chi
  • thập thành hoặc kính tứ chi
  • Nếu chơi gà rộng là bạch đinh hoặc bạch định tôm đối với chơi gà hẹp
  • Tám đỏ (gà rộng) hay  “tám đỏ lèo” (hẹp)
  • Bạch thủ chi
  • Chì bạch thủ hay chì bạch thủ chi

Ăn tiền, báo

Khi bài ù thì người chơi phải hạ bài cho làng kiểm tra. Nếu làng phát hiện ra một trong những lỗi vi phạm sau thì người ù không nhận được tiền:

  • Ăn treo tranh
  • Trái vỉ
  • Chíu được nhưng lại ăn thường
  • Bỏ ù

Các cụ ngày xưa đã có câu: “Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền”. Bạn cần lưu ý các điểm trên để tránh mất tiền oan. Bên cạnh đó, người chơi cũng cần tuân thủ luật báo ù một cách nghiêm túc. Một số lỗi thường gặp như sau:

  • Chưa ù mà hô ù thì có nghĩa là ù láo
  • Ù nhưng bị phạm lỗi thì là ù báo

Theo luật chơi Chắn, khi bạn phạm phải một trong 2 lỗi trên thì sẽ bị phạt 8 đỏ 2 lèo, còn ù bạch thủ mà không hô thì bị đền làng.

cach an tien bao o tren tay
Cách ăn tiền, báo ở trên tay

Báo là làng phát hiện ra các lỗi trên của người tham gia. Người chơi đó gọi là bị báo. Họ sẽ không được đánh hay ù nữa và đến khi kết thúc ván thì người đó phải thay làng trả tiền cho người ù. Một số trường hợp hy hữu:

  • Người ù xướng sai thì người báo không phải trả tiền. Số tiền mà người ù đọc tên sai chỉ được chia cho những người không báo
  • nhiều người báo trong 1 ván: Mỗi người đều mất tiền và người ù sẽ ăn cả

Trên đây là hướng dẫn cách đánh cũng như luật chơi Chắn dành cho ban. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho người chơi. Hãy tham gia trò chơi dân gian này một cách lành mạnh như để giải trí sau giờ làm việc căng thẳng. Chúc bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ. Nếu bạn là “fan cứng” của những lá bài thì tại sao lại bỏ qua các trò chơi game đổi card tại những cổng game uy tín trên website Congdongfifa. Chắc chắn các bạn không chỉ có những giây phút thư giãn hấp dẫn mà còn rinh về những phần quà giá trị đấy.