Close sidebar

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người 1

Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý (Serie A) là một trong những giải đấu hàng đầu tại Châu Âu và không còn xa lạ với người hâm mộ. Đây là giải đấu có nhiều đội bóng lớn và giàu truyền thống, đồng thời còn từng sản sinh ra rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Hãy cùng Congdongfifa.com tìm hiểu về Giải vô địch quốc gia Ý và những điều thú vị xung quanh nó!

Nội dung chính

Serie A là gì?

Serie A, còn được gọi là Serie A TIM do có nhà tài trợ là TIM, là giải đấu hạng cao nhất trong hệ thống giải bóng đá Ý, và đội vô địch sẽ được trao giải Scudetto và Coppa Campioni d’Italia. Tuy trên thế giới cũng có nhiều giải đấu khác có từ “Serie A” trong tên gọi với hàm ý là giải đấu cấp cao nhất của quốc gia đó nhưng nhắc đến giải bóng đá Y thì người ta thường nghĩ ngay đến giải đấu này.

Seria được coi là một trong những giải bóng đá hay nhất thế giới và là giải đấu quốc gia mang tính chiến thuật nhất. Giải seria là giải đấu vô địch quốc gia mạnh thứ hai thế giới vào năm 2014 theo IFFHS. Serie A xếp hạng thứ tư trong số các giải đấu châu Âu theo hệ số giải đấu của UEFA, sau La Liga, Premier League và Bundesliga, và xếp trên Ligue 1. Giải bóng đá Seria từng dẫn đầu bảng xếp hạng UEFA từ năm 1986 đến 1988 và từ năm 1990 đến 1999.

Giải đấu có 3 câu lạc bộ nổi tiếng nhất thế giới là Juventus, Milan và Internazionale (Inter Milan), tất cả đều là thành viên sáng lập của G-14, một nhóm đại diện cho các câu lạc bộ bóng đá lớn nhất và uy tín nhất Châu Âu từ năm 2000 đến 2008. Juventus và Milan cũng là thành viên sáng lập của tổ chức kế tiếp, Hiệp hội Câu lạc bộ Châu Âu (ECA). Dù giải La Liga của Tây Ban Nha sở hữu số cầu thủ từng giành giải Quả bóng Vàng nhiều nhất nhưng lại có nhiều cầu thủ giành được danh hiệu Quả bóng Vàng nhất khi đang chơi bóng tại Serie A.

Juventus là câu lạc bộ thành công nhất của Ý, xếp thứ 5 ở Châu Âu và thứ 11 trên thế giới về số danh hiệu quốc tế chính thức. Milan là câu lạc bộ đứng đồng hạng 3 về các danh hiệu quốc tế chính thức giành được trên thế giới, với 18 danh hiệu. Internazionale, sau thành tích trong mùa giải 2009-2010 dưới thời huấn luyện viên José Mourinho, đã trở thành đội bóng Ý đầu tiên giành được cú ăn ba. Inter cũng là đội duy nhất trong lịch sử bóng đá Ý chưa bao giờ xuống hạng. Juventus, Milan và Inter, cùng với Lazio, Fiorentina, Roma và Napoli, được gọi là Bảy chị em của bóng đá Ý.

Giải vô địch Ý Serie A là một trong những giải bóng đá được yêu thích nhất trên thế giới. Trong số 100 cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất trong lịch sử được tạp chí FourFourTwo lựa chọn năm 2017, có 42 cầu thủ đã chơi ở Seria, nhiều hơn bất kỳ giải đấu nào khác trên thế giới. Juventus là đội có nhiều cầu thủ vô địch World Cup nhất (25), còn Inter (19), Roma (15) và Milan (10), lần lượt đứng thứ 3, thứ 4 và thứ 9 trong bảng xếp hạng này.

Tổng quan về Giải vô địch quốc gia Ý Serie A

Cơ quan tổ chức Lega Serie A (Hiệp hội Bóng đá Chuyên nghiệp Quốc gia Serie A)
Năm thành lập Năm 1898
Khu vực Châu Âu
Quốc gia Ý
Số câu lạc bộ tham gia 20
Giải đấu hạng dưới Serie B
Vô địch sẽ được tham gia Cúp C1 Châu Âu (UEFA Champions League)
Cúp trong nước Coppa Italia (Cúp Quốc gia Ý)

Supercoppa Italiana (Siêu cúp Ý)

Đương kim vô địch Juventus (mùa bóng 2018-2019)
Đội bóng thành công nhất Juventus (35 chức vô địch)
Trang web http://www.legaseriea.it/it

Lịch sử Giải vô địch quốc gia Ý

Giải bóng đá Ý Serie A bắt đầu áp dụng cấu trúc thi đấu như ngày nay từ mùa giải 1929-1930. Từ khi ra đời năm 1898 cho đến năm 1922, giải đấu này được tổ chức thành các nhóm theo khu vực. Do ngày càng có nhiều đội bóng tham dự các giải vô địch khu vực nên Liên đoàn bóng đá Ý (FIGC) đã tuyên bố tách ra, dẫn đến sự ra đời của Hội Liên hiệp Bóng đá Ý (CCI) vào năm 1921. Khi các đội của CCI gia nhập trở lại FIGC, và giải đấu của FIGC đã thành hai khu vực Bắc- Nam.

Năm 1926, do khủng hoảng nội bộ và áp lực của phát xít, FIGC đã thay đổi bằng cách thêm các đội phía Nam vào giải vô địch quốc gia, cuối cùng dẫn đến hình thức tổ chức cuối cùng vào năm 1929 và kéo dài đến ngày nay. Câu lạc bộ Torino đã được trao chức vô địch trong mùa giải 1948-1949 sau khi một vụ tai nạn máy bay gần cuối mùa giải đã khiến cho toàn bộ đội bóng này thiệt mạng.

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người 2Đội vô địch Serie A sẽ được đeo hình một tấm khiên nhỏ trên ngực áo ở mùa bóng sau, gọi là Scudetto

Danh hiệu vô địch giải Serie A thường được gọi là Scudetto (có nghĩa là “chiếc khiên nhỏ”) vì kể từ mùa giải 1923-1924, đội bóng vô địch sẽ được đeo một phù hiệu nhỏ có hình tấm khiên với 3 vạch màu là 3 màu trên quốc kỳ của nước Ý trong mùa giải tiếp theo. Câu lạc bộ thành công nhất tại giải vô địch Ý là Juventus với 35 chức vô địch, tiếp theo là hai đội bóng thành Milan, AC Milan và Internazionale, với 18 chức vô địch.

Từ mùa giải 2004-2005 trở đi, một chiếc cúp thực sự đã được trao cho câu lạc bộ vô địch trên sân sau lượt cuối cùng. Chiếc cúp của Serie A được gọi là Coppa Campioni d’Italia, đã chính thức được sử dụng kể từ mùa giải 1960-1961, nhưng từ năm 1961 đến 2004 đã được trao cho các câu lạc bộ vô địch tại trụ sở của Liên đoàn Bóng đá Ý chứ không phải trao trên sân như hiện nay.

Vào tháng 4 năm 2009, giải Seria tuyên bố tách khỏi Serie B. Có 19 trên tổng số 20 câu lạc bộ đã bỏ phiếu ủng hộ động thái này khi đang dấy lên một cuộc tranh luận về bản quyền truyền hình. Chỉ có đội bóng đang đứng trước nguy cơ xuống hạng là Lecce bỏ phiếu phản đối quyết định này. Ông Maurizio Beretta, cựu chủ tịch Hiệp hội Người sử dụng lao động của Ý, đã trở thành chủ tịch của giải đấu mới.

Thể thức thi đấu của Serie A

Trong phần lớn các mùa giải trong lịch sử của Giải vô địch quốc gia Ý, thường có 16 hoặc 18 câu lạc bộ tham dự. Kể từ mùa giải 2004-2005, con số này đã tăng lên 20 câu lạc bộ. Chỉ có duy nhất một mùa giải (mùa 1947-1948) là có 21 câu lạc bộ tham dự vì lý do chính trị. Dưới đây là thống kê đầy đủ về số lượng câu lạc bộ đã tham dự trong suốt lịch sử của giải đấu:

  • 18 câu lạc bộ: 1929-1934
  • 16 câu lạc bộ: 1934-1943
  • 20 câu lạc bộ: 1946-1947
  • 21 câu lạc bộ: 1947-1948
  • 20 câu lạc bộ: 1948-1952
  • 18 câu lạc bộ: 1952-1967
  • 16 câu lạc bộ: 1967-1988
  • 18 câu lạc bộ: 1988-2004
  • 20 câu lạc bộ: 2004 đến hiện tại

Một mùa giải của Serie A thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 5, theo thể thức vòng tròn hai lượt. Mỗi câu lạc bộ sẽ gặp 19 đội còn lại hai lần trong một mùa giải (một lần trên sân nhà và một lần trên sân khách), tổng cộng là 38 trận. Tuy nhiên, khác với các giải đấu khác, trong bóng đá Ý áp dụng thể thức vòng tròn theo đúng nghĩa đen thực sự của nó.

Trong nửa đầu của mùa giải, được gọi là andata, mỗi câu lạc bộ sẽ lần lượt gặp các đội còn lại trong giải đấu, tổng số là 19 trận. Trong nửa sau của mùa giải, được gọi là ritorno, các đội sẽ chơi theo đúng thứ tự đã thi đấu trong nửa đầu mùa giải, chỉ khác biệt duy nhất là sân nhà và sân khách. Còn đối với các giải đấu khác, thứ tự của nửa sau không giống với nửa đầu mùa giải. Kể từ mùa giải 1994-1995, các đội sẽ được 3 điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa và không có điểm nào cho một trận thua.

4 đội bóng xếp ở 4 vị trí cao nhất tại Serie A sẽ đủ điều kiện tham dự vòng bảng UEFA Champions League (từ mùa giải 2017-2018). Các đội đứng thứ 5 và thứ 6 sẽ đủ điều kiện tham dự UEFA Europa League. Suất thứ ba tham dự UEFA Europa League sẽ được dành cho đội bóng giành chức vô địch Coppa Italia (Cúp Quốc gia Ý). Nếu nhà vô địch của Coppa Italia đã đủ điều kiện tham dự Cúp Châu Âu bằng cách đứng trong 6 vị trí hàng đầu tại giải vô địch Ý, đội xếp thứ 7 tại Serie A sẽ được trao suất dự UEFA Europa League này. 3 đội xếp hạng thấp nhất sẽ phải xuống chơi tại Serie B.

Từ mùa giải 2005-2006, nếu có trường hợp hai hoặc nhiều đội bằng điểm nhau (cho bất kỳ vị trí nào trên bảng xếp hạng), thứ hạng sẽ được quyết định theo các tiêu chí lần lượt như sau:

  • Thành tích đối đầu (kết quả và điểm số)
  • Hiệu số của các trận đối đầu
  • Hiệu số chung
  • Số bàn thắng ghi được cao hơn
  • Bốc thăm

Từ trước cho tới mùa giải 2004-2005, nếu hai đội bằng điểm nhau thì một trận playoff sẽ được sử dụng để xác định nhà vô địch, các đội được dự Cúp Châu Âu hoặc xuống hạng. Trận play-off sẽ được tổ chức sau khi kết thúc mùa giải. Trận đấu play-off tranh chức vô địch cuối cùng từng xảy ra là ở mùa giải 1963-1964, khi cả Bologna và Inter Milan đều kết thúc với 54 điểm. Bologna đã thắng trận play-off với tỷ số 2-0.

👉 Thông tin chi tiết mới nhất về giải bóng đá UEFA Europa League (Cúp C2)

Quy tắc về cầu thủ của Giải vô địch quốc gia Ý

Cũng như những giải đấu khác, tại giải bóng đá Ý có những quy định rất cụ thể về số lượng các cầu thủ ngoài EU cũng như do câu lạc bộ tự đào tạo để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bóng đá Ý cũng như khu vực.

Cầu thủ ngoài EU ở Giải bóng đá Ý

Không giống như ở La Liga, giải đấu có áp dụng hạn ngạch về số lượng cầu thủ ngoài EU ở mỗi câu lạc bộ, các câu lạc bộ ở Serie A có thể ký hợp đồng với bao nhiêu cầu thủ ngoài EU cũng được khi chuyển nhượng với các câu lạc bộ trong nước.

Trong thập niên 1980 và 1990, hầu hết các câu lạc bộ ở Serie A đã ký hợp đồng với một số lượng lớn cầu thủ từ các quốc gia nước ngoài (cả thuộc EU và không thuộc EU). Các cầu thủ nước ngoài đáng chú ý chơi ở giải Seria trong thời đại này gồm có cầu thủ người Ailen Liam Brady, các cầu thủ người Anh Paul Gascoigne và David Platt, các cầu thủ người Pháp Michel Platini và Laurent Blanc, các cầu thủ người Đức Lothar Matthäus và Jürgen Klinsmann, các cầu thủ người Hà Lan Ruud Gullit và Dennis Bergkamp, ​cầu thủ người ​Argentina Diego Maradona.

Tuy nhiên, kể từ mùa giải 2003-2004, đã có một hạn mức được áp dụng cho mỗi câu lạc bộ để giới hạn số lượng cầu thủ không thuộc EU, không thuộc EFTA và không phải người Thụy Sĩ mà các đội bóng có thể được ký hợp đồng từ nước ngoài mỗi mùa. Đây là biện pháp tạm thời được đưa ra trong mùa giải 2002-2003, chỉ cho phép các câu lạc bộ ở Serie A và B ký hợp đồng với một cầu thủ không thuộc EU trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2002.

Vào giữa mùa giải 2000-2001, hệ thống hạn mức cũ đã bị bãi bỏ. Trước đó, mỗi câu lạc bộ sẽ bị giới hạn và không được có nhiều hơn 5 cầu thủ ngoài EU trong đội hình, và không được sử dụng không quá 3 cầu thủ trong mỗi trận đấu. Cùng với việc bãi bỏ hạn mức, FIGC đã điều tra những cầu thủ bóng đá sử dụng hộ chiếu giả. Vào tháng 7 năm 2001, Alberto, Warley, Alejandro Da Silva và Jorginho Paulista của Udinese; Fábio Júnior và Gustavo Bartelt của Roma; Dida của Milan; Álvaro Recoba của Inter; Thomas Job, Francis Zé và Jean Ondoa của Sampdoria; cùng Jeda và Dede của Vicenza đều đã bị cấm trong thời gian từ 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết các lệnh cấm sau đó đã được giảm.

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người 3Juventus đã từng chiêu mộ cầu thủ ngoài EU Adrian Mutu bằng cách nhờ Livorno ký hộ rồi bán lại

Vào mùa giải 2002-2003, số lượng cầu thủ ngoài EU là 265 và tới mùa giải 2006-2007 đã giảm xuống còn 166. Trong đó cũng bao gồm những cầu thủ đã trở thành người thuộc EU sau khi các quốc gia của họ gia nhập EU. Điều này đã khiến những cầu thủ như Adrian Mutu, Valeri Bojinov, Marek Jankulovski và Marius Stankevičius trở thành cầu thủ thuộc EU.

Quy tắc này đã trải qua một số những thay đổi nhỏ vào tháng 8 năm 2004, tháng 6 năm 2005, tháng 6 năm 2006 và tháng 6 năm 2007.

Kể từ mùa giải 2008-2009, các câu lạc bộ không có cầu thủ ngoài EU trong đội hình sẽ có hạn mức là 3 (trước đây chỉ những câu lạc bộ mới được thăng hạng mới có thể có hạn mức là 3); các câu lạc bộ có một cầu thủ ngoài EU có hạn mức là hai. Những câu lạc bộ có hai cầu thủ không thuộc EU trong đội hình sẽ có hạn mức là một, và được thêm một hạn mức có điều kiện nữa nếu thực hiện một trong 3 điều sau:

  • Chuyển nhượng một cầu thủ không thuộc EU ra nước ngoài
  • Chấm dứt hợp đồng với một cầu thủ không thuộc EU
  • Một cầu thủ ngoài EU được nhận quốc tịch EU.

Các câu lạc bộ có từ 3 cầu thủ ngoài EU trở lên, có hai hạn mức có điều kiện, nhưng việc chấm dứt hợp đồng với hai cầu thủ ngoài EU sẽ chỉ giúp họ có một hạn mức thay vì hai. Các câu lạc bộ ở Serie B và Lega Pro không thể ký hợp đồng với cầu thủ ngoài EU từ nước ngoài, ngoại trừ những cầu thủ theo câu lạc bộ thăng hạng từ Serie D.

👉 Nhận định soi kèo Serie A chuẩn xác nhất từ các chuyên gia soi kèo bóng đá Ý

Các câu lạc bộ lớn có nhiều cầu thủ nước ngoài thường mượn hạn mức từ các câu lạc bộ khác có ít hoặc không có cầu thủ nước ngoài để ký hợp đồng với nhiều cầu thủ ngoài EU. Ví dụ như thương vụ Adrian Mutu chuyển sang Juventus từ nước Anh, khi câu lạc bộ cũ của anh là Chelsea. Vào thời điểm đó, Rumani chưa phải là thành viên của EU, còn Juventus đã hết hạn mức. Juventus đã “nhờ” Livorno ký hợp đồng với Mutu để cầu thủ này thuộc một câu lạc bộ của Ý rồi ngay lập tức bán lại cho mình. Các ví dụ khác bao gồm Júlio César và Victor Obinna gia nhập Internazionale thông qua Chievo và Maxwell gia nhập Inter thông qua Empoli.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2010, hạn mức có điều kiện như trên đã giảm xuống còn một, mặc dù nếu một câu lạc bộ không có bất kỳ cầu thủ nào ngoài EU thì vẫn có thể đăng ký tối đa 3 cầu thủ ngoài EU. Năm 2011, hạn mức đã được nâng trở lại thành hai.

Cầu thủ home-grown ở Serie A

Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý cũng áp dụng quy tắc cầu thủ home-grown (do các câu lạc bộ trong nước tự đào tạo), có một chút thay đổi so với quy tắc của UEFA. Không giống như UEFA, ban đầu Serie A không giới hạn số lượng cầu thủ trong đội một của một câu lạc bộ ở mức 25, có nghĩa là câu lạc bộ đó có thể chiêu mộ nhiều cầu thủ nước ngoài hơn bằng cách tăng số lượng cầu thủ của đội một. Tuy nhiên, mức giới hạn 25 cầu thủ (không tính cầu thủ dưới 21 tuổi) đã được áp dụng cho mùa giải 2015-2016.

Cập nhật kiến thức bóng đá trong mùa giải này, đội hình của một câu lạc bộ chỉ cần có 8 cầu thủ home-grown, nhưng không yêu cầu 4 người trong số đó phải xuất thân từ chính đội trẻ của câu lạc bộ. Trong mùa giải 2016-2017, FIGC đã phạt câu lạc bộ Sassuolo vì đưa ra sân cầu thủ không đủ điều kiện là Antonino Ragusa.

Trong mùa giải 2015-2016, hạn mức sau đây đã được đưa ra:

  • Quy mô đội hình đội một: từ 25 cầu thủ trở xuống
  • Số cầu thủ home-grown: tối thiểu là 8, trong đó có tối đa là 4 cầu thủ không phải từ lò đào tạo của chính câu lạc bộ đó

Các con số thống kê về Giải vô địch Ý

Ra đời đã được hơn 120 năm, trong lịch sử phát triển, Giải vô địch quốc gia Ý đã chứng kiến nhiều câu lạc bộ lên ngôi vô địch, cũng như những cầu thủ xuất sắc để lại dấu ấn. Dưới đây sẽ là những con số thống kê thú vị đó.

Thống kê về các đội bóng tham dự Serie A

Trong suốt quãng thời gian từ khi bắt đầu giải bóng đá vô địch quốc gia Ý vào mùa giải 1929-1930 cho tới mùa bóng 2019-2020 hiện nay, đã có 67 câu lạc bộ tham dự 88 mùa giải. Dưới đây là những con số thống kê trong quãng thời gian đó.

Các đội bóng dự Serie A theo số mùa

Dưới đây là danh sách số lượng mùa giải bóng đá Ý Serie A mà các câu lạc bộ tại Ý từng tham dự. Inter Milan là đội bóng duy nhất chơi trọn vẹn cả 88 mùa bóng.

Số mùa giải Câu lạc bộ
88 Internazionale
87 Juventus, Roma
86 Milan
82 Fiorentina
77 Lazio
76 Torino
74 Napoli
73 Bologna
63 Sampdoria
59 Atalanta
53 Genoa
47 Udinese
40 Cagliari
30 Bari, Vicenza
29 Hellas Verona, Palermo
26 Parma, Triestina
23 Brescia
19 SPAL
18 Livorno
17 Catania, Chievo
16 Ascoli, Lecce, Padova
13 Alessandria, Cesena, Como, Empoli, Modena, Novara, Perugia
12 Pro Patria, Venezia
11 Foggia
10 Avellino
9 Reggina, Siena
8 Lucchese, Piacenza
7 Catanzaro, Cremonese, Mantova, Pescara, Pisa, Sassuolo, Varese
6 Pro Vercelli
5 Liguria, Messina
4 Casale
3 Lecco, Legnano, Reggiana, Sampierdarenese
2 Ancona, Crotone, Frosinone, Salernitana, Ternana
1 Benevento, Carpi, Pistoiese, Treviso

Danh sách các đội từng vô địch Giải bóng đá Ý Serie A

Dưới đây là danh sách các câu lạc bộ giành giải vô địch quốc gia Ý tính theo số lần (tính cho đến hết mùa giải 2018-2019).

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người 4Juventus là đội bóng từng vô địch Serie A nhiều lần nhất

Trong số này, do dính vào scandal dàn xếp tỷ số Calciopoli nên Juventus đã bị tước chức vô địch mùa giải 2004-2005 (không có câu lạc bộ nào nhận), và giáng xuống cuối bảng mùa giải 2005-2006 dù đã đứng đầu (chức vô địch được trao cho đội đứng thứ nhì là Inter Milan). Tương tự là trường hợp Torino bị tước chức vô địch mùa giải 1926-1927 do dính vào scandal dàn xếp tỷ số Allemandi.

Câu lạc bộ Số lần vô địch Số lần á quân Mùa giải vô địch
Juventus 35 21 1905, 1925–26, 1930–31, 1931–32, 1932–33, 1933–34, 1934–35, 1949–50, 1951–52, 1957–58, 1959–60, 1960–61, 1966–67, 1971–72, 1972–73, 1974–75, 1976–77, 1977–78, 1980–81, 1981–82, 1983–84, 1985–86, 1994–95, 1996–97, 1997–98, 2001–02, 2002–03, 2004–05 (bị tước), 2011–12, 2012–13, 2013–14, 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2018–19
Milan 18 15 1901, 1906, 1907, 1950–51, 1954–55, 1956–57, 1958–59, 1961–62, 1967–68, 1978–79, 1987–88, 1991–92, 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1998–99, 2003–04, 2010–11
Internazionale 18 14 1909–10, 1919–20, 1929–30, 1937–38, 1939–40, 1952–53, 1953–54, 1962–63, 1964–65, 1965–66, 1970–71, 1979–80, 1988–89, 2005–06 (được trao), 2006–07, 2007–08, 2008–09, 2009–10
Genoa 9 4 1898, 1899, 1900, 1902, 1903, 1904, 1914–15, 1922–23, 1923–24
Torino 7 7 1926–27 (bị tước), 1927–28, 1942–43, 1945–46, 1946–47, 1947–48, 1948–49, 1975–76
Bologna 7 4 1924–25, 1928–29, 1935–36, 1936–37, 1938–39, 1940–41, 1963–64
Pro Vercelli 7 1 1908, 1909, 1910–11, 1911–12, 1912–13, 1920–21, 1921–22 (giải của CCI)
Roma 3 14 1941–42, 1982–83, 2000–01
Napoli 2 8 1986–87, 1989–90
Lazio 2 6 1973–74, 1999–2000
Fiorentina 2 5 1955–56, 1968–69
Cagliari 1 1 1969–70
Casale 1 1913–14
Novese 1 1921–22 (giải của FIGC)
Hellas Verona 1 1984–85
Sampdoria 1 1990–91

Danh sách vô địch Serie A theo thành phố

Dưới đây là xếp hạng các thành phố từng vô địch Serie A tính theo số lần (tính cho đến hết mùa giải 2018-2019).

Thành phố Số lần vô địch Câu lạc bộ
Turin 42 Juventus (35), Torino (7)
Milan 36 Milan (18), Internazionale (18)
Genoa 10 Genoa (9), Sampdoria (1)
Bologna 7 Bologna (7)
Vercelli 7 Pro Vercelli (7)
Rome 5 Roma (3), Lazio (2)
Florence 2 Fiorentina (2)
Naples 2 Napoli (2)
Cagliari 1 Cagliari (1)
Casale Monferrato 1 Casale (1)
Novi Ligure 1 Novese (1)
Verona 1 Verona (1)

Danh sách vô địch Serie A theo vùng

Dưới đây là xếp hạng các vùng từng vô địch Seri A tính theo số lần (tính cho đến hết mùa giải 2018-2019).

Vùng Số lần vô địch Câu lạc bộ
Piedmont 51 Juventus (35), Torino (7), Pro Vercelli (7), Casale (1), Novese (1)
Lombardy 36 Milan (18), Internazionale (18)
Liguria 10 Genoa (9), Sampdoria (1)
Emilia-Romagna 7 Bologna (7)
Lazio 5 Roma (3), Lazio (2)
Campania 2 Napoli (2)
Tuscany 2 Fiorentina (2)
Sardinia 1 Cagliari (1)
Veneto 1 Verona (1)

Thống kê về các cầu thủ ở giải Serie A

Có rất nhiều cầu thủ nổi danh đã từng làm nên tên tuổi ở Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý và trở thành biểu tượng về lòng trung thành với số lần ra sân kỷ lục. Ngoài ra, còn có thể kể đến những chân sút xuất sắc đã lập nên những thành tích tuyệt vời. Hãy cùng điểm lại những gương mặt đó/

Vua phá lưới Serie A qua các mùa giải

Danh hiệu vua phá lưới Seria được gọi là Capocannoniere (có nghĩa là “cầu thủ dội bom hàng đầu”). Số bàn thắng ghi được nhiều nhất để giành được Capocannoniere là 36, do Gino Rossetti của Torino tạo nên vào mùa giải 1928-1929 và Gonzalo Higuaín của Napoli vào mùa giải 2015-2016. Ferenc Hirzer, Julio Libonatti và Gunnar Nordahl cùng đứng ở vị trí thứ ba với 35 bàn ghi cho lần lượt là Juventus, Torino và Milan.

Giải vô địch Quốc gia Ý (Serie A) và những thông tin bổ ích dành cho mọi người 5Ở tuổi 37, Fabio Quagliarella của Sampdoria vẫn lên ngôi vua phá lưới mùa giải 2018-2019

Gunnar Nordahl của Milan đã từng giành được danh hiệu Capocannoniere 5 lần, vào các mùa giải 1949-1950, 1950-1951, 1952-1953, 1953-1954 và 1954-1955, nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào khác trong lịch sử giải vô địch Ý.

Dưới đây là danh sách top ghi bàn Seria của những mùa giải Serie A đã qua (tính cho đến hết mùa giải 2018-2019).

Mùa giải Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn
1923–24 Heinrich Schönfeld Torino 22
1924–25 Mario Magnozzi Livorno 19
1925–26 Ferenc Hirzer Juventus 35
1926–27 Anton Powolny Internazionale 22
1927–28 Julio Libonatti Torino 35
1928–29 Gino Rossetti Torino 36
1929–30 Giuseppe Meazza Ambrosiana-Inter 31
1930–31 Rodolfo Volk Roma 29
1931–32 Angelo Schiavio

Pedro Petrone

Bologna

Fiorentina

25
1932–33 Felice Borel Juventus 29
1933–34 Felice Borel Juventus 31
1934–35 Enrique Guaita Roma 28
1935–36 Giuseppe Meazza Ambrosiana-Inter 25
1936–37 Silvio Piola Lazio 21
1937–38 Giuseppe Meazza Ambrosiana-Inter 20
1938–39 Ettore Puricelli

Aldo Boffi

Bologna

Milan

19
1939–40 Aldo Boffi Milan 24
1940–41 Ettore Puricelli Bologna 22
1941–42 Aldo Boffi Milan 22
1942–43 Silvio Piola Lazio 21
1945–46 Guglielmo Gabetto Torino 22
1946–47 Valentino Mazzola Torino 29
1947–48 Giampiero Boniperti Juventus 27
1948–49 István Nyers Internazionale 26
1949–50 Gunnar Nordahl Milan 35
1950–51 Gunnar Nordahl Milan 34
1951–52 John Hansen Juventus 30
1952–53 Gunnar Nordahl Milan 26
1953–54 Gunnar Nordahl Milan 23
1954–55 Gunnar Nordahl Milan 27
1955–56 Gino Pivatelli Bologna 29
1956–57 Dino da Costa Roma 22
1957–58 John Charles Juventus 28
1958–59 Antonio Valentín Angelillo Internazionale 33
1959–60 Omar Sívori Juventus 28
1960–61 Sergio Brighenti Sampdoria 27
1961–62 José Altafini

Aurelio Milani

Milan

Fiorentina

22
1962–63 Harald Nielsen

Pedro Manfredini

Bologna

Roma

19
1963–64 Harald Nielsen Bologna 21
1964–65 Sandro Mazzola

Alberto Orlando

Internazionale

Fiorentina

17
1965–66 Luís Vinício Vicenza 25
1966–67 Gigi Riva Cagliari 18
1967–68 Pierino Prati Milan 15
1968–69 Gigi Riva Cagliari 21
1969–70 Gigi Riva Cagliari 21
1970–71 Roberto Boninsegna Internazionale 24
1971–72 Roberto Boninsegna Internazionale 22
1972–73 Giuseppe Savoldi

Paolino Pulici

Gianni Rivera

Bologna

Torino

Milan

17
1973–74 Giorgio Chinaglia Lazio 24
1974–75 Paolino Pulici Torino 18
1975–76 Paolino Pulici Torino 21
1976–77 Francesco Graziani Torino 21
1977–78 Paolo Rossi Vicenza 24
1978–79 Bruno Giordano Lazio 19
1979–80 Roberto Bettega Juventus 16
1980–81 Roberto Pruzzo Roma 18
1981–82 Roberto Pruzzo Roma 15
1982–83 Michel Platini Juventus 16
1983–84 Michel Platini Juventus 20
1984–85 Michel Platini Juventus 18
1985–86 Roberto Pruzzo Roma 19
1986–87 Pietro Paolo Virdis Milan 17
1987–88 Diego Maradona Napoli 15
1988–89 Aldo Serena Internazionale 22
1989–90 Marco van Basten Milan 19
1990–91 Gianluca Vialli Sampdoria 19
1991–92 Marco van Basten Milan 25
1992–93 Giuseppe Signori Lazio 26
1993–94 Giuseppe Signori Lazio 23
1994–95 Gabriel Batistuta Fiorentina 26
1995–96 Igor Protti

Giuseppe Signori

Bari

Lazio

24
1996–97 Filippo Inzaghi Atalanta 24
1997–98 Oliver Bierhoff Udinese 27
1998–99 Márcio Amoroso Udinese 22
1999–2000 Andriy Shevchenko Milan 24
2000–01 Hernán Crespo Lazio 26
2001–02 David Trezeguet

Dario Hübner

Juventus

Piacenza

24
2002–03 Christian Vieri Internazionale 24
2003–04 Andriy Shevchenko Milan 24
2004–05 Cristiano Lucarelli Livorno 24
2005–06 Luca Toni Fiorentina 31
2006–07 Francesco Totti Roma 26
2007–08 Alessandro Del Piero Juventus 21
2008–09 Zlatan Ibrahimović Internazionale 25
2009–10 Antonio Di Natale Udinese 29
2010–11 Antonio Di Natale Udinese 28
2011–12 Zlatan Ibrahimović Milan 28
2012–13 Edinson Cavani Napoli 29
2013–14 Ciro Immobile Torino 22
2014–15 Mauro Icardi

Luca Toni

Internazionale

Hellas Verona

22
2015–16 Gonzalo Higuaín Napoli 36
2016–17 Edin Džeko Roma 29
2017–18 Mauro Icardi

Ciro Immobile

Internazionale

Lazio

29
2018–19 Fabio Quagliarella Sampdoria 26

Top ghi bàn bóng đá Ý trong lịch sử

Dưới đây là danh sách top ghi bàn Serie A từ trước tới nay (tính đến ngày 8 tháng 2 năm 2020):

Hạng Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn Số trận Hiệu suất
1 Silvio Piola Pro Vercelli, Lazio, Juventus, Novara 274 537 0,51
2 Francesco Totti Roma 250 618 0,4
3 Gunnar Nordahl Milan, Roma 225 291 0,77
4 Giuseppe Meazza Internazionale, Milan,

Juventus

216 367 0,59
José Altafini Milan, Napoli, Juventus 216 459 0,47
6 Antonio Di Natale Empoli, Udinese 209 445 0,47
7 Roberto Baggio Fiorentina, Juventus,

Milan, Bologna,

Internazionale, Brescia

205 452 0,45
8 Kurt Hamrin Juventus, Padova,

Fiorentina, Milan,

Napoli

190 400 0,48
9 Giuseppe Signori Foggia, Lazio,

Sampdoria, Bologna

188 344 0,55
Alessandro Del Piero Juventus 188 478 0,39
Alberto Gilardino Piacenza, Hellas Verona, Parma, Milan,

Fiorentina, Genoa,

Bologna

188 502 0,37

Cầu thủ ra sân nhiều nhất lịch sử giải vô địch bóng đá Ý

Dưới đây là danh sách những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Serie A (tính đến ngày 4 tháng 7 năm 2020):

Hạng Cầu thủ Câu lạc bộ Số trận Bàn thắng
1 Gianluigi Buffon Parma, Juventus 648 0
2 Paolo Maldini Milan 647 29
3 Francesco Totti Roma 619 250
4 Javier Zanetti Internazionale 615 12
5 Gianluca Pagliuca Sampdoria, Internazionale,

Bologna, Ascoli

592 0
6 Dino Zoff Udinese, Mantova, Napoli,

Juventus

570 0
7 Pietro Vierchowod Como, Fiorentina, Roma,

Sampdoria, Juventus, Milan, Piacenza

562 38
8 Roberto Mancini Bologna, Sampdoria, Lazio 541 156
9 Silvio Piola Pro Vercelli, Lazio, Juventus,

Novaro

537 274
10 Enrico Albertosi Fiorentina, Cagliari, Milan 532 0

Bài viết trên đây đã giúp các bạn có được thêm nhiều thông tin về Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý Serie A cùng những điều thú vị về các cầu thủ và các đội bóng ở giải đấu này. Các bạ có thể xem thêm tại Blog bóng đá trên trang website Congdongfifa.com để có được kiến thức đầy đủ nhất về thế giới bóng đá. 

Bài Viết Bạn Cũng Nên Xem